Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 40

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 04 Tháng mười hai, 2018

Giáo án môn Sinh học học lớp 12

Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 40: Kiểm tra 45 phút được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án điện tử lớp 12 môn Sinh học này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Sinh học 12 bài 40: Kiểm tra 45 phút

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Củng cố được những kiến thức về bằng chứng tiến hóa, cơ chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất.
  • Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Giáo dục: HS có thái độ nghiêm túc làm bài kiểm tra.

II. Phương tiện dạy học: 2 mã đề kiểm tra + Đáp án (100% trắc nghiệm)

III. Phương pháp giảng dạy: Kiểm tra trắc nghiệm .

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Khám phá:

2. Kết nối:

Hoạt động thầy trò

Nội dung

- GV: Phát đề kiểm tra.

- HS: Nhận bài và nghiêm túc làm bài

- GV: Sau 45 phút, yêu cầu HS nộp bài

KIỂM TRA 1 TIẾT

Mã đề: 115

Câu 1: Thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ nào?

A. kỉ tam điệp. B. kỉ Jura. C. kỉ than đá. D. kỉ Phấn trắng.

Câu 2: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

  1. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
  2. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
  3. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
  4. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 3: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là

A. Menđen B. Lamac C. ĐacUyn D. Kimura

Câu 4: Trong quá trình tiến hóa biến dị tổ hợp có vai trò

  1. là nguồn nguyên liệu duy nhất của quá trình tiến hóa.
  2. gián tiếp với quá trình tiến hóa.
  3. là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa.
  4. là nguồn nguyên liệu sơ cấp.

Câu 5: Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành 2 loài khác nhau khi có

  1. cách li địa lí.
  2. cách li sinh thái.
  3. cách li sinh sản.
  4. cách li cơ học.

Câu 6: Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hóa khác là

  1. định hướng cho quá trình tiến hóa nhỏ.
  2. làm thay đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định.
  3. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.
  4. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.

Câu 7: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là

  1. Tích lũy được nhiều đột biến nhỏ thành đột biến lớn
  2. Hình thành nòi mới
  3. Góp phần vào phát triển vốn gen cho quần thể.
  4. Hình thành loài mới.

Câu 8: Thể song nhị bội được tạo ra bằng cách

  1. Lai xa kèm đa bội hóa.
  2. Gây đột biến nhân tạo bằng côsixin
  3. Gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ.
  4. Gây đột biến nhân tạo bằng 5- Brom Uraxin

Câu 9: Vai trò không thể thiếu của lipit trong sự tạo thành tế bào sơ khai nguyên thủy là

  1. cung cấp năng lượng.
  2. liên kết prôtêin với ADN.
  3. tạo thành màng bán thấm.
  4. làm cho tế bào nổi trong nước.

Câu 10: Chim và Thú bắt đầu xuất hiện ở

A. kỉ thứ ba. B. kỉ phấn trắng. C. kỉ Jura. D. kỉ Tam điệp.

Câu 11: Đặc điểm quan trọng xuất hiện ở kỉ Đệ tứ ?

  1. Ổn định hệ thực vật.
  2. Ổn định hệ động vật.
  3. Sâu bọ phát triển mạnh.
  4. Xuất hiện loài người.

Câu 12: Theo Đacuyn nhân tố chính quy định chiều hướng biến đổi của vật nuôi, cây trồng là

  1. Chọn lọc nhân tạo
  2. Chọn lọc tự nhiên
  3. Sự tích lũy biến dị có lợi
  4. Phân li tính trạng

Câu 13: Thường biến không phải là nguyên liệu tiến hóa vì:

  1. Thường làm cho các cơ thể có sức sống kém
  2. Không di truyền được
  3. Thường hình thành các cơ thể không có khả năng sinh sản
  4. Tỉ lệ cơ thể mang thường biến ít.

Câu 14: Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài là

  1. Tiến hóa nhỏ
  2. Tiến hóa lớn
  3. Phát sinh đột biến
  4. Tác dụng của ngoại cảnh

Câu 15: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là

  1. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
  2. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị.
  3. chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành các loài mới.
  4. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa.

Câu 16: Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối vào kỉ nào?

A. kỉ phấn trắng. B. kỉ Jura. C. kỉ than đá. D. kỉ Đêvôn.

Câu 17: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách ly có vai trò

  1. ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
  2. tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao.
  3. hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
  4. tạo các alen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

Câu 18: Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hóa là

  1. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  2. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
  3. sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự thay đổi dần dà và liên tục của loài.
  4. sự tích lũy các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên không liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Câu 19: Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hóa khác là

  1. định hướng cho quá trình tiến hóa nhỏ.
  2. luôn làm thay đổi nhanh tần số tương đối của các alen theo hướng xác định.
  3. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ.
  4. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.
  5. Sinh vật sống cộng sinh.
  6. Vi khuẩn.

Câu 20: Kết quả của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là

  1. Tạo ra mầm mống cơ thể đầu tiên
  2. Tạo ra cơ thể sinh vật đơn bào
  3. Tạo ta cơ thể sinh vật đa bào
  4. Tạo ra các hợp chất vô cơ.

Câu 21. Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:

  1. ATP
  2. Năng lượng tự nhiên
  3. Năng lượng hoá học
  4. Năng lượng sinh học

Câu 22: Cá mập, cá voi và ngư long có hình dạng ngoài giống nhau là kết quả của

  1. Sự phân li tính trạng
  2. Sự chọn lọc tự nhiên
  3. Quá trình giao phối.
  4. Sự đồng quy tính trạng

Câu 23: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen ra khỏi quần thể qua một thế hệ là

  1. chọn lọc chống lại thể đồng hợp.
  2. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
  3. chọn lọc chống lại alen lặn.
  4. chọn lọc chống lại alen trội.

Câu 24: Phương thức hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường thấy ở:

A. Thực vật B. Động vật C. Động vật kí sinh D. Động vật ít di động

Câu 25: Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử?

  1. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.
  2. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
  3. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản hữu tính.
  4. Giao tử đực và cái không kết hợp được với nhau.

Câu 26: Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là

  1. Homo sapiens.
  2. Homo habilis.
  3. Homo erectus.
  4. Homo neanderthalensis.

Câu 27: Kiểu tiến hóa mà nhiều loài mới được hình thành từ 1 loài ban đầu, sau đó từ các loài mới này lại hình thành nên nhiều loài mới nữa được gọi là

  1. tiến hóa đồng qui.
  2. tiến hóa phân nhánh.
  3. tiến hóa đơn nhánh.
  4. tiến hóa lớn.

Câu 28: Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là

  1. đột biến, biến động di truyền.
  2. di nhập gen, chọn lọc tự nhiên.
  3. đột biến, chọn lọc tự nhiên.
  4. đột biến, di nhập gen.

Câu 29: Quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái đất có thể chia thành các giai đoạn

  1. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
  2. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.
  3. tiến hoá tiền sinh hoc, tiến hoá sinh học.
  4. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?

  1. sâu bọ xuất hiện
  2. xuất hiện thực vật có hoa
  3. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ
  4. tiến hoá động vật có vú

Câu 31: Đại xuất hiện sớm nhất của Quả đất là

A. Đại Thái cổ B. Đại Nguyên sinh C. Đại Cổ sinh D. Đại Trung sinh

Câu 32: Ý nghĩa của hoá thạch là

  1. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
  2. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
  3. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
  4. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 33: Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?

A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ

Câu 34: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

  1. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú
  2. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng
  3. Mấu lồi ở mép vành tai
  4. Chi trước ngắn hơn chi sau

Câu 35: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Bài tiếp theo: Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 41

Ngoài bài giáo án môn sinh học lớp 12 bên trên, TimDapAncòn cung cấp lời giải bài tập SGK và giải bài tập SBT môn học này nhằm giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:

  • Giải bài tập Sinh học 12
  • Giải Vở BT Sinh Học 12
04 Tháng mười hai, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!