Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 35
Giáo án môn Sinh học học lớp 12
Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 35: Ôn tập được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án điện tử lớp 12 môn Sinh học này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Sinh học 12 bài 35: Ôn tập
Hướng dẫn học sinh ôn tập một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Tần số tương đối của một alen được tính bằng
- Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.
- Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
- Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
- Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
Câu 2. ở bò AA qui định lông đỏ, Aa qui định lông khoang, aa qui định lông trắng.
Một quần thể bò có 4169 con lông đỏ, 3780 con lông khoang, 756 con lông trắng. Tần số tương đối của các alen trong quần thể như thế nào?
- p (A) = 0,7; q (a) = 0,3.
- p (A) = 0,6; q (a) = 0,4.
- p (A) = 0,5; q (a) = 0,5.
- P (A) = 0,4; q (a) = 0,6.
Câu 3. Điều kiện nào là chủ yếu đảm bảo quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
- Các hợp tử có sức sống như nhau.
- Không có đột biến và chọn lọc.
- Sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên.
- Các loại giao tử có sức sống ngang nhau.
Câu 4. Cấu trúc di truyền quần thể tự phối như thế nào?
- Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
- Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
- Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
- Tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm thể đồng hợp.
Câu 5. Giá trị thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là
- Xác định được những kiểu gen không có lợi cho chọn giống.
- Xác định được những kiểu gen có lợi cho chọn giống.
- Xác định tần số các alen và các kiểu gen từ tỉ lệ các kiểu hình.
- Xác định được những kiểu hình có lợi cho chọn giống.
Câu 6. Điểm nào không đúng với quần thể tự phối qua các thế hệ?
- Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
- Tần số các alen không đổi.
- Tỉ lệ đồng hợp tử tăng.
- Thành phần kiểu gen không đổi .
Câu 7. Bản chất của đinh luật Hacđi – Vanbec là
- Tần số tương đối của các alen không đổi
- Sự ngẫu phối diễn ra
- Có những điều kiện nhất định
- Tần số tương đối của các kiểu gen không đổi.
Câu 8. Phương pháp chủ yếu chọn giống đối với động vật là
- Giao phối
- Lai tế bào
- Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc
- Lai phân tử
Câu 9. Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng
- vi sinh vật, hạt phấn, bào tử
- hạt phấn và hạt nảy mầm
- hạt khô và bào tử
- Hạt nảy mầm và vi sinh vật
Câu 10. Trong kĩ thuật di truyền đối tượng thường được sử dụng làm nhà máy sản xuất các sản phẩm sinh học là
- vi khuẩn E. Coli
- tế bào động vật
- tế bào người
- Tế bào thực vật
Câu 11. Mục đích của kĩ thuật di truyền là
- gây ra đột biến gen
- gây ra đột biến NST
- chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận
- tạo biến dị tổ hợp
Câu 12. Phương pháp chuyển gen đa dạng nhất được thực hiện đối với đối tượng nào?
a. Thực vật. b. Động vật. c. Vi sinh vật nhân thực. d. Vi khuẩn
Câu 13. Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là
- tạo các giống cây ăn quả không hạt b. nhân bản vô tính
- sản xuất lượng lớn protein trong thời gian ngắn
- tạo ưu thế lai
Câu 13. Công nghệ gen là qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật
- có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới
- có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- có gen bị đột biến, hay có thêm gen đột biến mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- có gen bị biến đổi từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
Câu 14. Để tạo dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào?
- Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xô ma có biến dị
- Dung hợp tế bào trần
- Nuôi cấy hạt phấn
- Nuôi cấy tế bào
Câu 15. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là
- chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
- chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
- chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
- chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
Câu 16. Trong lai tế bào người ta nuôi 2 dòng tế bào
- sinh dưỡng khác loài
- sinh dưỡng và sinh dục khác loài
- xôma và sinh dục khác loài
- sinh dục khác loài
Câu 17. Con trai mắc bậnh máu khó đông do
- bố truyền cho.
- mẹ truyền cho.
- cả bố và mẹ truyền cho
- ông nội truyền cho.
Câu 18. Hội chứng đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp
- phả hệ
- nghiên cứu trẻ đồng sinh
- di truyền tế bào
- lai phân tích
Câu 19. Việc đánh giá khả năng di truyền trí tuệ dựa vào cơ sở nào?
- Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ.
- Cần kết hợp chỉ số IQ với các yếu tố khác.
- Dựa vào chỉ số IQ là thứ yếu.
- Không dựa vào chỉ số IQ, cần tới những chỉ số hình thái giải phẫu cơ thể
Câu 20. Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hện đối với loại tế bào nào?
- Giao tử.
- Hợp tử.
- Tế bào tiền phôi.
- Tế bào xô ma.
Câu 21. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do
- sự tương tác át chế củ gen lặn đột biến.
- sự tương tác át chế của gen trội đột biến.
- gen đột biến trội.
- gen đột biến lặn.
Câu 22. Điều nào không phải là khó khăn của liệu pháp gen?
- Con người có hoạt động sinh lí phức tạp.
- Về mặt đạo lí.
- Con người không được dùng làm vật thí nghiệm.
- Rất khó thực hiện được về mặt kĩ thuật di truyền.
Câu 23. Các bệnh máu khó đông, mù màu đỏ và lục là
- tính trạng lặn, liên kết với giới tính
- tính trạng trội không hoàn toàn
- tính trạng lặn không liên kết giới tính
- tính trạng trội hoàn toàn
Câu 24. Người có trí tuệ kém phát triển có chỉ số IQ là
a. 15 – 40 b. 25 – 50 c. 35 – 60 d. 45 – 70
Câu 25. Di truyền học giúp được y học những gì?
- Tìm hiểu nguyên nhân, chuẩn đoán đề phòng một số bệnh di truyền ở người
- Phương pháp nghiên cứu y học
- Biện pháp chữa được mọi bệnh di truyền
- Biện pháp chữa được mọi bệnh lây lan
Câu 26. Vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người là
- thành quả của gây đột biến nhân tạo
- thành quả của dùng kĩ thuật cấy gen nhờ vec tơ là plasmit
- thành quả của lai tế bào xô ma
- thành quả của dùng kĩ thuật vi tiêm
Câu 27. Để nhân nhanh giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen người ta dùng công nghệ tế bào nào?
- Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xô ma có biến dị.
- Nuôi cấy hạt phấn.
- Nuôi cấy tế bào.
- Dung hợp tế bào trần
Câu 28. Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào
a. Động vật. b. Vi sinh vật c.Thực vật. d. Nấm
Câu 29. Tác nhân gây đột biến nào sau đây để tạo thể đa bội?
- Các loại tia phóng xạ.
- Tia tử ngoại.
- Sốc nhiệt.
- Cônsixin.
Câu 30. Kết quả nào dưới đây không phải là kết quả giao phối gaanoo
- hiện tượng thoái hóa
- tạo ưu thế lai
- tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm
- tạo ra dòng thuần
Bài tiếp theo: Giáo án môn Sinh học lớp 12 bài 36
Ngoài bài giáo án môn sinh học lớp 12 bên trên, TimDapAncòn cung cấp lời giải bài tập SGK và giải bài tập SBT môn học này nhằm giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:
- Giải bài tập Sinh học 12
- Giải Vở BT Sinh Học 12