Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 8

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 8: Tế bào nhân thực được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực.

2. Kĩ năng: HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

3. Thái độ: HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.

II. Trọng tâm bài giảng: Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, nhân và bộ máy Gôngi.

III. Phương pháp – phương tiện: Nêu vấn đề + vấn đáp + Trực quan.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ? Cấu tạo và chức năng của thành tế bào?

(?) Trình bày cấu trúc và chức năng màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Đặc điểm của tế bào nhân thực:

GV: Tế bào nhân thực là loại tế bào có nhân chính thức và vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân…

(?) Hãy quan sát hình vẽ sgk và so sánh đặc điểm tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

Hoạt động 2: Cấu trúc và chức năng của nhân và ribôxôm:

HS nghiên cứu sgk.

(?) Nhân tế bào có cấu trúc như thế nào?

HS:

(?) Dựa vào cấu trúc nhân có chức năng gì?

GV nêu thí nghiệm sgk-> Con ếch con được tạo ra có đặc điểm của loài nào?

GV: Qua thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì?

HS: Con ếch có đặc điểm của loài B -> chứng minh được chức năng của nhân tế bào.

GV: Hãy quan sát về cấu trúc của ribôxôm -> gồm có những thành phần nào?

Hoạt động 3

(?) Hãy quan sát và so sánh cấu trúc và chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn?

HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến chung của nhóm.

Hoạt động 4

(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết Bộ máy Gôngi có cấu tạo như thế nào?

HS

(?) Dựa vào cấu trúc hãy cho biết Gôngi có chức năng gì?

HS:

GV:

Tế bào gan ở người có khoảng 2500 ti thể.

Tê bào cơ ngực của các loài chim bay cao bay xa có khoảng 2800 ti thể.

Hoạt động 1

GV cho HS quan sát hình vẽ cấu trúc của ti thể (hình câm).

YC: HS điền vào các chú thích …

H: Hãy mô tả cấu trúc của ti thể?

HS:

- Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng: Màng ngoài trơn không gấp khúc; Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.

- Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.

H: So sánh diện tích bề mặt màng ngoài và màng trong của ti thể, theo em màng nào có diện tích lớn hơn? Vì sao?

HS:

- Màng trong có diện tích lớn hơn nhờ có các nếp gấp

- Vì màng trong có các enzim liên quan đến các phản ứng sinh hoá của tế bào.

YC: HS xác định, tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?

a. Tế bào biểu bì.

b. Tế bào hồng cầu.

c. Tế bào cơ tim. (đáp án)

d. Tế bào xương.

Liên hệ: Trong thực tế, ở đâu cần nhiều năng lượng thì ở đó có nhiều nhà máy điện, mà ti thể được ví như nhà máy điện.

=> Trong cơ thể, tế bào ở cơ quan nào hoạt động nhiều thì số lượng ti thể tăng và tiêu tốn nhiều ATP.

Lưu ý:

H: Tại sao ở các cơ quan này lại có số lượng ti thể nhiều? Ti thể có chức năng gì?

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:

- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.

- Có nhân và màng nhân bao bọc.

- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.

- Các bào quan đều có màng bao bọc.

II. Nhân tế bào và ribôxôm:

1. Nhân tế bào:

a. Cấu trúc:

- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 micrômet.

- Phía ngoài là màng bao bọc (màng kép giống màng sinh chất) dày 6 - 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.

- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc(ADN liên kết với prôtein) và nhân con.

b. Chức năng:

- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.

2. Ribôxôm:

a. Cấu trúc:

- Ribôxôm không có màng bao bọc.

- Gồm 1 số loại rARN và prôtein. Số lượng nhiều.

b. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào.

III. Lưới nội chất:

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Cấu

Trúc

Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở 1 đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia. Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

Chức năng

- Tổng hợp prôtein tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtein cấu tạo nên màng TB, prôtein dự trữ, prôtein kháng thể.

- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtein mới được tổng hợp.

- Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc đối với cơ thể.

- Điều hoà trao đổi chất, co duỗi cơ.

IV. Bộ máy Gôngi:

1. Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.

2. Chức năng:

- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp(prôtein, lipit. Gluxit…) Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

- ở TBTV: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisâccrit cấu trúc nên thành tế bào.

V. Ti thể:

1. Câu trúc:

- Ti thể là bào quan có ở tế bào nhân thực.

- Hình dạng, kích thước và số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau là khác nhau.

* Cấu tạo:

- Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:

+ Màng ngoài trơn không gấp khúc.

+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mao ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.

- Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm (loại 70s).

2. Chức năng:

- Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!