Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 7

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 7: Tế bào nhân sơ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS sinh nắm và nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ. Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.

2. Kĩ năng: HS phân tích và so sánh đặc điểm cơ bản của tế bào nhân sơ.

3. Thái độ: HS biết được ý nghĩa của sự biến đổi cấu tạo ở cơ thể phù hợp với chức năng và điều kiện môi trường.

II. Nội dung trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân sơ.

III. Phương pháp – phương tiện:

  • Vấn đáp + Trực quan.
  • Tranh phóng to hình sgk.

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN?

H: Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Mọi sinh vật đều sinh ra từ tế bào. Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào (Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực)

Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

H: Tế bào gồm những thành phần nào?

HS:

H: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có những lợi ích gì?

HS

H: Cấu tạo tế bào nhân sơ gồm những thành phần nào?

HS:

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ

H: Thành tế bào có cấu tạo như thế nào và có vai trò gì?

HS:

H: Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải dùng loại thuốc kháng sinh khác nhau?

HS: so sánh đặc điểm của 2 loại vi khuẩn?

H: Màng sinh chất ở tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?

HS:

H: Lông và roi có chức năng gì?

HS:

H: Tế bào chất có cấu tạo và chức năng như thế nào?

HS

H: Tại sao gọi là vùng nhân?

HS:

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

- Chưa có nhân hoàn chỉnh.

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).

- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:

+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.

+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:

a. Thành tế bào:

- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (Cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).

- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.

Vi khuẩn được chia làm 2 loại:

+ VK Gram dương: có màu tím, thành dày.

+ VK Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng.

-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.

b. Màng sinh chất:

- Cấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp và prôtein.

- Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.

c. Lông và roi:

- Roi (Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.

Lông: giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào người.

2. Tế bào chất: gồm

- Bào tương (dạng keo bán lỏng) không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bọc.

- Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtein.

3. Vùng nhân:

- Không có màng bao bọc.

- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.

Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit và không quan trọng.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!