Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 24

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 24: Sinh sản của vi sinh vật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.

2. Kĩ năng: HS phân tích, so sánh về chiều hướng tiến hoá về hình thức sinh sản ở VSV.

3. Giáo dục: cho học sinh về ý nghĩa của các hình thức sinh sản ở vi sinh vật và ứng dụng vào thực tiễn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY DỌC

Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 1.1, 1.2 SGK.

Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC

  • Vấn đáp, trực quan.
  • Hoạt động nhóm
  • Liên hệ thực tế

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp, KTSS

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Trình bày đặc điểm các pha của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục?

(?) So sánh giữa môi trường nuôi cấy không liên tục và liên tục?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1

(?) Quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra như thế nào?

HS: đọc thông tin sgk

(?) Phân đôi ở vi khuẩn khác nguyên phân ở điểm nào?

HS:

(?) Những sinh vật nào có hình thức sinh sản bằng cách nảy chồi tạo thành bào tử?

HS: xạ khuẩn, vi khuẩn quang tía…

(?) Nội bào tử là gì? Nội bào tử có phải là hình thức sinh sản không?.

HS:

GV: Nội bào tử lọt được vào cơ thể phát triển trở lại trong ruột, máu gây bệnh nguy hiểm.

Hoạt động 2

(?) Phân biệt bào tử vô tính và bào tử hữu tính?

HS : Thảo luận nhóm và trả lời

GV: nhận xét, bổ sung

(?) Sinh sản ở VSV nhân thực và nhân sơ khác nhau điểm nào?

HS

(?) Phân biệt hình thức nẩy chồi và phân đôi?

HS

LH: -Tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao, đa dạng trong trao đổi chất ở vi sinh vật giúp phân giải các chất bền vững, các chất độc hại trong môi trường góp phần lớn giảm ô nhiễm.

-Có ý thức khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng hợp lí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

-Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyên liệu dễ phân hủy, hạn chế sử dụng sản phẩm khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường.

-Rác thải y tế cần được tiêu hủy tránh lây lan mầm bệnh ra môi trường.

-Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do vi sinh vật gây ra không có điều kiện phát triển.

Bài 26. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ:

1. Phân đôi:

- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.

- Vòng AND dính vào hạt mêzoxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành 2ADN.

- Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tử AND về 2 tế bào riêng biệt.

2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

- Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn) phân cắt đỉnh của sợi sinh trưởng thành một chuỗi bào tử.

- Sinh sản nhờ nảy chồi (vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ) TB mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.

- Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản. Được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn

II. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:

1. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính:

Sinh sản bằng bào tử vô tính Sinh sản bằng bào tử hữu tính

VD: Nấm Mucol, nấm phổi…

Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh (Bào tử trần). VD: Nấm Mucol

Hình thành hợp tử do 2 tế bào kết hợp với nhau qua giảm phân-> Bào tử kín.

2. Sinh sản bằng nẩy chồi và phân đôi:

- Sinh sản bằng nẩy chồi: Nấm men rượu, nấm phổi…

Từ TB mẹ mọc ra các chồi nhỏ -> tách khỏi TB mẹ -> cơ thể độc lập.

- Sinh sản bằng phân đôi: Nấm men rượu rum, tảo lục…

TB mẹ phân đôi -> 2TB con

- Sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!