Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 10
Giáo án môn Sinh học học lớp 10
Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 10: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt hiện tượng khuếch tán nói chung, khuếch tán qua kênh và thẩm thấu.
- Giải thích được các khái niệm về dung dịch nhược chương, ưu trương và đẳng trương.
- Giải thích được thế nào là vận chuyển chủ động.
- Mô tả được các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng ứng dụng và giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống thường gặp phải
II. Trọng tâm:
- Phân biệt cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động
- Mô tả được hiện tượng thực bào và ẩm bảo
III. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
- Học sinh độc lập với SGK
- Vấn đáp tìm tòi bộ phận
2. Phương tiện
- Tranh vẽ minh hoạ các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- Tranh vẽ các hiện tượng thực bào, ẩm bào và xuất bào.
- Một số mô hình tự tạo và các dung dịch làm thí nghiệm minh hoạ về các hiện tượng khuyếch tán, thẩm thấu.
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả cấu trúc và chức năng của bộ khung tế bào?
- Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
3. Bài mới:
Giáo viên dùng bút mục nhỏ 1 giọt vào cốc nước sạch để cho học sinh quan sát và nêu hiện tượng xảy ra!
Nội dung bài học |
Hoạt động của GV và học sinh |
I. Vận chuyển thụ động: - Là sự vận chuyển các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng. - Nguyên lý: + Đối với các chất: Theo nguyên lý khuếch tán các chất từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. + Đối với nước: Theo nguyên lý thẩm thấu, từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. *. Khái niệm các loại môi trường; + Ưu trương: MT ngoài > MT trong. + Nhược trương: MT ngoài < MT trong + Đẳng trương: MT ngoài = MT trong. - Cách thức: + Trực tiếp qua lớp phốtpho, lipít. + Qua kênh prôtêin trên màng tế bào. II. Vận chuyển chủ dộng: - Là quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) - Cần tiêu tốn năng lượng. III. Nhập bào và xuất bào. - Nhập bào: Tế bào ĐV cho vào những chất ngược dốc, không có kênh và kích thức lớn bằng hai hình thức: + Thực bào: Tế bào động vật có thể "ăn" các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các chất có kích thước lớn bằng cách thực bào. + ẩm bào Những chất có kích thước nhỏ hơn hoặc dạng lỏng đưa vào tế bào gọi là "ẩm bào". - Xuất bào: Là quá trình chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với thực bào và ẩm bào gọi là quá trình xuất bào. (dùng để tiết các prôtêin và đại phân tử ra khỏi tế bào). |
- GV: Hướng dẫn hs đọc mục I và hình vẽ trong SGK để trả lời: -> Thế nào là vận chuyển chủ động. -> Các chất tan, nước vận chuyển qua màng TB theo nguyên lý nào? - GV: Thực tế nước không có sự chênh lệch về nồng độ, sự chênh lệch đó là do có chất tan. => Tại sao trong thực tế: Ta chẻ cọng rau muống, ớt ngâm trong nước thì cong theo 1 chiều . - GV: Tại sao hồng cầu trong máu không bị đụng, ra ngoài bị đụng (Do vỡ hồng cầu) -> Do sự chênh lệch nồng độ môi trường trong và ngoài tế bào. - Các chất tan, nước vận chuyển qua màng bằng cách nào? - GV: Màng tế bào vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao được gọi là gỡ? -> Vận chuyển chủ động. Với những chất cần thiết cho TB, chất độc hại TB dựng ATP vận chuyển ra vào tế bào. - GV: Làm thế nào TB động vật có thể "Chọn" các chất vào tế bào mặc dự nồng độ chất đó ở ngoài thấp, không có kênh protein và kích thước lớn. => TB sử dụng thực bào, ẩm bào (Nhập vào) và ngược lại là xuất bào. |