Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 59
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 59: Hai chữ nước nhà được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải; cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thống thiết.
- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật rất truyền cảm của bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ.
3. Thái độ: HS có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Liên hệ đến tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc ở Bác Hồ.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực cảm thụ VH.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn GA, chân dung Trần Tuấn Khải; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ |
NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: |
Nhắc lại hoàn cảnh XH Việt Nam những năm 1920 dẫn đến việc ra đời những bài thơ của các nhà Nho yêu nước. |
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: HD đọc - tìm hiểu chung (10’): Mục tiêu: HS HS nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm văn chương của TG; Biết đọc VB thể hiện cảm xúc; Nắm được PTBĐ và bố cục của VB. - GV? Qua phần chuẩn bị ở nhà và chú thích dấu sao, em hãy cho biết vài nét chính về tác giả Trần Tuấn Khải và đặc điểm thơ của ông. - GV? Đoạn trích thơ “ Hai chữ nước nhà” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tại sao Trần Tuấn Khải lại phải mượn đề tài lịch sử để gửi gắm tâm sự của mình? - Hướng dẫn HS đọc, chú ý ngữ điệu trong VB: Giọng nuối tiếc, tự hào, uất ức, khi thiết tha. GV đọc mẫu và gọi HS đọc. - GV? Phương thức biểu đạt của VB? Vì sao em biết? – GV? Tìm bố cục của VB? Nội dung từng phần? - GV chuyển ý: … * Hoạt động 2: HD đọc - phân tích VB (24’): Mục tiêu: HS phân tích và nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của bài thơ, từ đó hình thành tình cảm yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm và chiến tranh. - HS đọc 8 câu thơ đầu. - GV? 4 câu thơ đầu gợi không gian NTN? Từ ngữ nào biểu hiện điều đó? Nghệ thuật đặc sắc ở 4 câu thơ này? Tác dụng? -> đối. - GV? 4 câu tiếp theo là ảnh gì? -> cha con chia ly. - GV? TG dùng hình ảnh “hòn máu nóng…” để nói lên điều gì? - GV? Nghệ thuật đặc sắc ở 2 câu thơ 5 và 6? Tác dụng? -> đối. - GV? Lời khuyên của người cha có ý nghĩa gì? - HS Thảo luận nhóm, trả lời -> Là lời trăng trối cần ghi nhớ trong lòng và nhất phải làm theo. ? Khổ thơ 3 khẳng định điều gì? Lời thơ ở đoạn này NTN? - HS: tự hào. - HS đọc khổ thơ 4, 5. - GV? Hai khổ thơ nói lên nội dung gì? Giọng thơ NTN? -> căm thù, phẫn nộ. - GV? Khổ thơ 6, 7 là tâm trạng NTN của tác giả? Giọng thơ NTN? - HS: Đầy bi phẫn -> sở trường của Trần Tuấn Khải. - GV? Những từ ngữ nào thể hiện tâm trạng đó? - HS: Từ ngữ cảm thán. - HS đọc khổ thơ 8. ? Khổ thơ 8 nói lên tình thế NTN của người cha? -> bất lực. ? Người cha nói lên sự bất lực của mình để làm gì? -> Kích tích ý chí của người con. - HS đọc khổ thơ cuối. ? Việc dặn con hãy nhớ tổ tông khi trước có tác dụng gì? ? Lời thơ đoạn này NTN? -> thiết tha, xúc động. |
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Trần Tuấn Khải (1895 – 1982), bút hiệu là Á Nam, quê ở tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và lũ tay sai, khát vọng độc lập tự do của mình, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước. - “Hai chữ nước nhà”là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài” của Trần Tuấn Khải, xuất bản năm 1924. 2. Đọc văn bản: 3. Phương thức biểu đạt: ï Biểu cảm + miêu tả. 4. Bố cục: 3 phần: - Tâm trạng của người cha trong hoàn cảnh éo le. - Đất nước trong cảnh đau thương tang tóc. - Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con. II. Đọc - Tìm hiểu VB: 1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn: - 4 câu thơ đầu: Không gian ảm đạm -> Gợi không khí thời đại. - 4 câu tiếp: Nỗi đau đớn xót xa trước cảnh nước mất nhà tan -> Nghĩa nước tình nhà sâu đậm. 2. Tâm sự yêu nước: - Khổ thơ 3: Khẳng định độc lập, chủ quyền, tài năng của dân tộc ta. - Khổ thơ 4, 5: Tố cáo tội ác tày trời của quân xâm lược. - Khổ thơ 6, 7: Tình cảm thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân; tâm trạng uất ức, hờn căm đến tột độ. 3. Tình thế và ước nguyện của người cha: - Tình thế bất lực vì tuổi già, sức yếu. - Mong mỏi con hãy noi gương tổ tông để gánh vác việc giang sơn, giữ gìn ngọn cờ độc lập. |