Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 26

Admin
Admin 04 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 26: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Giúp HS biết vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào làm văn TS.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết doạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ: HS có tình yêu văn học, say mê nghiên cứu văn học.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HĐ CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- GV: Giới thiệu bài.

- HS: Lắng nghe và chuẩn bị cho việc học bài mới.

Bài trước các em đã được học cách viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự (10’):

Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc dàn ý và các yếu tố cơ bản của bài văn TS:

- HS đọc bài: Món quà sinh nhật.

- GV? Hãy chỉ ra bố cục ba phần của bài văn. Nội dung chính của từng phần?

- HS thảo luận nhóm trả lời, GV chốt ý.

* HD tìm hiểu các yếu tố cơ bản của bài văn (19’).

- GV? Sự việc chính là gì?

-? Nhân vật kể là ai? Truyện kể theo ngôi thứ mấy?

- GV? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?

- GV? Nhân vật gồm những ai?

? Ai là nhân vật chính?

? Tính cách các nhân vật NTN?

- GV? Câu chuyện diễn ra NTN? Mở đầu nêu vấn đề gì?

- Sự việc tiến chuyển ra sao? Sự việc nào là đỉnh điểm câu chuyện? Câu chuyện kết thúc? NTN?

- GV? Điều gì tạo nên sự bất ngờ?

- GV? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm này?

- GV? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào?

? Tất cả làm nổi bật chủ đề gì của truyện?

- GV? Từ đây, em rút ra dàn ý chung của bài văn tự sự NTN?

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý.

I. Dàn ý của bài văn tự sự:

1. Tìm hiểu đàn ý của bài văn tự sự:

* Xét bài văn: “Món quà sinh nhật”:

a. Bố cục của bài:

- Mở bài: Từ đầu -> “Bao nhiêu là thứ bày la liệt trên bàn”: Kể, tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

- Thân bài: Tiếp -> “Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”: Kể về món quà độc đáo của người bạn.

- Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.

b. Các yếu tố trong bài:

- Sự việc chính: Trinh tặng món quà độc đáo (Diễn biến của buổi sinh nhật).

- Nhân vật kể: Tôi (Trang). Ngôi kể: Thứ nhất.

- Câu chuyện xảy ra tại nhà của Trang. Thời gian: Buổi sáng. Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật Trang, các bạn đến mừng.

- Sự việc xoay quanh nhân vật chính: Trang. Ngoài ra còn một số nhân vật khác như Trinh, Thanh.

- Tính cách các nhân vật:

+ Trang: Hồn nhiên, sôi nổi, hơi vội vàng.

+ Trinh: Đằm thắm, kín đáo, hiền lành. Thanh: Nhanh nhẹn, tinh ý.

- Diễn biến câu chuyện:

+ Ngày sinh nhật của Trang, các bạn đến mừng rất đông vui. (Mở đầu)

+ Trinh đến muộn làm Trang giận, nhưng khi hiểu ra là vì Trinh phải đi bộ thì Trang không giận nữa mà còn hối hận vì đã trách lầm Trinh.

+ Trinh tặng Trang một món quà đó là chùm ổi.

+ Trang nhớ lại mấy tháng trước khi đến nhà Trinh chơi, Trinh đã chỉ cho Trang xem chùm hoa ổi và hứa sẽ giành cho Trang một sự bất ngờ. Bây giờ hiểu ra điều bất ngờ mà Trinh đã giành cho mình nên Trang vô cùng xúc động.(Đỉnh điểm câu chuyện).

+ Trang thầm cảm ơn Trinh vì Trinh đã giành cho mình một món quà đặc biệt có ý nghĩa. (Kết thúc)

- Điều tạo nên sự bất ngờ là tình huống Trinh đến muộn trong ngày sinh nhật Trang và điều bất ngờ Trinh hứa sẽ giành cho Trang.

- Thứ tự kể: Thời gian từ đầu đến cuối buổi sinh nhật, có xen sự hồi tưởng. (Nhớ lại mấy tháng trước, lúc đến nhà Trang chơi)

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm:

=> Làm nổi bật tình bạn sâu sắc.

2. Dàn ý của bài văn tự sự: (SGK – trang 95)

* Ghi nhớ: (SGK – Trang 95)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!