Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 22
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 22: Tình thái từ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tình thái từ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng nhận biết và dùng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng và hay, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4. Hình thành năng lực: HS có năng lực sử dụng tình thái từ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài; soạn GA, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ |
NỘI DUNG |
* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. - GV: Giới thiệu bài. - HS: Lắng nghe và chuẩn bị cho việc học bài mới. |
Bài trước các em đã học về trợ từ, thán từ. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu một số từ dùng thêm vào câu nhằm đạt được một số mục đích nhất định, đó là tình thái từ. |
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS. HD tìm hiểu chức năng của tình thái từ (14’): Mục tiêu: HS hiểu được chức năng của tình thái từ. - HS đọc các VD a, b, g, d - GV? Trong các VD a, b, c, d nếu bỏ các từ à, đi, thay, ạ trong các câu trên thì ý nghĩa của câu thay đổi NTN? - HS suy nghĩ, trả lời; GV chốt ý, cho ghi bài. - GV? Vậy các từ à, đi, thay, ạ được thêm vào câu để làm gì? - HS: Tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. - GV: Hãy tìm thêm một số từ khác được thêm vào câu để hỏi, để cầu khiến, để bộc lộ cảm xúc và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. - GV? Những từ được thêm vào câu để có tác dụng như trên là tình thái từ. Vậy em kết luận tình thái từ là gì? - GV? Tình thái từ có những loại nào? - HS đọc ghi nhớ 1, GV chốt ý, Cho HS làm BT 1- LT. |
I. Chức năng của tình thái từ: 1. Xét các từ in đậm trong các VD: a. Mẹ đi làm rồi à? b. Con nín đi ! c. Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài mà chi (Nguyễn Du – Truyện Kiều) d. Em chào cô ạ! 2. Nhận xét: Nếu bỏ các từ à, đi, thay, ạ trong các câu a, b, c, d, trên thì câu a không còn là câu hỏi; câu b không còn là câu cầu khiến; câu c không còn là câu cảm thán; câu d thiếu sắc thái lễ độ. 3. Kết luận: (Ghi nhớ 1 – SGK/ 81). |
*HD tìm hiểu việc sử dụng tình th từ (15’): Mục tiêu: HS nắm được cách sử dụng tình thái từ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. - GV treo bảng phụ. -GV? Tìm tình thái từ trong các câu trên. ? Trong các câu trên, tình thái từ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau NTN? - Cho HS thảo luận nhóm, để tìm đáp án. - Đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét, sửa sai. - GV? Từ Vd trên, em nhận xét NTN khi dùng tình thái từ ? - HS đọc mục ghi nhớ 2, GV chốt ý. |
II. Sử dụng tình thái từ: 1. Xét các VD – SGK: - Bạn chưa về à? -> Hỏi thân mật. - Thầy mêït ạ? –> Hỏi kính trọng. - Bạn giúp tôi một tay nhé ! -> Cầu khiến thân mật. - Bác giúp cháu một tay ạ ! -> Cầu khiến với thái độ kính trọng. 2. Kết luận: (Ghi nhớ 2 – SGK/ 81) |