Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 123

Admin
Admin 08 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 123: Trả bài kiểm tra học kì II được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Củng cố những kiến thức về môn Ngữ văn đã học và cách làm bài kiểm tra nói chung.
  • HS nhận ra được những ưu, khuyết điểm và đánh giá được chất lượng bài kiểm tra của mình để bài viết sau làm tốt hơn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét bài TLV để rút kinh nghiệm cho bài làm sau.

3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm bài kiểm tra HK.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực phát hiện và sửa lỗi trong bài KT.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Các em đã làm bài kiểm tra HK II. Bài hôm nay sẽ giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của các em để bài sau làm tốt hơn.

*Hoạt động 2: Tiến hành

* Xác định lại hướng làm bài:

Mục tiêu: HS nắm được hướng làm bài để đối chiếu với bài làm của mình.

- GV phát bài cho HS; HS nêu lại đề bài.

? Phần đọc – hiểu các em cần nêu được những nội dung nào?

- HS trả lời; GV nhận xét và nêu đáp án cho HS đối chiếu:

? Phần viết các em cần nêu được những nội dung nào?

- HS trả lời; GV nhận xét và nêu đáp án phần TLV cho HS đối chiếu:

* Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ HS giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, từ đó rút ra một kinh nghiệm về ảnh hưởng của môi trường sống đối với phẩm chất, đạo đức con người.

+ Giải thích được ông cha ta muốn nhắc nhở, khuyên nhủ điều gì.

+ Liên hệ được với một số câu tục ngữ, ca dao khác để mở rộng vấn đề.

- Hình thức: Bài làm có bố cục đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; dùng từ, câu chính xác; biết kết hợp các yếu tố biểu cảm vào bài văn một cách hợp lí.

* Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm dàn ý sau:

* Hướng dẫn sửa lỗi:

* Mục tiêu: HS nắm được những lỗi phổ biến để phát hiện lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi.

A. Bước 1: Gv nêu những lỗi phổ biến trong bài làm của HS.

1. Lỗi chính tả:

- Lẫn lộn các từ có âm c - t , n - ng ở cuối từ.

- Lẫn lộn các nguyên âm và vần: o - ô, êu – iêu, im – iêm.

- Lẫn lộn thanh ngã / thanh hỏi.

- Lẫn lộn các âm đầu v / d / gi

2. Lỗi ngữ pháp: Không chấm câu; viết câu thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ; dùng dấu câu không đúng.

3. Lỗi dùng từ:Dùng từ không đúng, xưng hô không đồng nhất: Khi “ tôi”, khi “em”.

4. Lỗi diễn đạt: Diễn đạt lủng củng, lòng vòng, không rõ ý nói gì .

5. Lỗi bố cục: Không có bố cục ba phần rõ ràng.

6. Lỗi nội dung: Gải thích chưa đúng về ý nghĩa của câu nói; Hoặc giải thích nhưng lan man, dàn trải, thiếu tập trung làm cho nội dung cần giải thích mờ nhạt, không nổi bật; Chưa rút ra được vai trò, vị trí của câu trong đời sống con người nói chung cũng như trong đời sống HS nói riêng.

7. Lỗi trình bày: Viết ẩu, gạch xóa, bôi quá nhiều.

B. Bước 2: HS tự xem xét bài làm của mình và tự sửa chữa lỗi sai.

*Hoạt động 3: Công bố kết quả:

I. Đề bài:

II. Đáp án:

* PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của VB: Tự sự

Câu 2: Những kiểu câu được sử dụng trong văn bản trên: Cảm thán, nghi vấn, trần thuật.

Câu 3: Vai xã hội trong cuộc hội thoại trên: Ngang hàng. Căn cứ theo cách xưng hô trong lời thoại của hai nhân vật để xác định.

Câu 4: Ý nghĩa của VB đề cho:

- Phê phán một cách nhẹ nhàng đối với những người có thói xấu đó là đố kỵ, ganh ghét khi thấy người khác hơn mình.

- Khuyên con người cần biết mình, biết người, nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng để ứng xử cho đúng.

* PHẦN VIẾT: (7 điểm).

* Yêu cầu chung:

- Cách thực hiện: Biết thực hiện các bước làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh đã học ở lớp 7. Biết viết các đoạn văn trong bài theo các cách trình bày luận điểm đã học: Diễn dịch, qui nạp.

- Nội dung: Chứng minh, làm rõ được vấn đề nêu trong đề bài là tác dụng của những chuyến tham quan du lịch.

- Hình thức: Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc; trình bày sạch, đẹp; diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; dùng từ, câu chính xác, hạn chế tối đa phạm lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp; biết trình bày luận điểm, luận cứ chính xác; biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn một cách hợp lí.

* Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm dàn ý sau:

a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát vai trò, tác dụng của những chuyến tham quan du lịch: Những chuyến tham quan du lịch mang lại nhiều bổ ích cho con người, đặc biệt là đối với học sinh.

b. Thân bài:

- Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta thêm sức khỏe.

- Về tình cảm: + Tìm thêm được niềm vui cho mình và mọi người.

+ Bồi dưỡng thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương, đất nước.

- Về kiến thức:

+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều đã học trong trường, lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.

+ Đem lại những bài học, có thể là những bài học không có trong sách vở, trong nhà trường.

c. Kết bài: - Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.

- Đề xuất kiến nghị nhà trường nên tổ chức những chuyến tham quan du lịch cho học sinh để các em có điều kiện bồi dưỡng thêm tâm hồn, tình cảm và bổ sung kiến thức cho bản thân, mai sau lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội.

III. Sửa lỗi:

IV. Kết quả:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!