Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 25

Admin
Admin 02 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Địa lý 6

Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 25: Sông và hồ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu được: KN về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.

HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.

2. Kỹ năng: Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.

3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm thựctế

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ sông ngòi việt nam
  • HS: SGK

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1 (20 phút) Sông và lượng nước của sông:

GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK

Và bằng sự hiểu biết thực tế hãy mô tả lại những dòng sông mà em gặp? Quê em có dòng sông nào chảy qua?

- Sông là gì? (Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa)

- Nguồn cung cấp nước cho sông? (Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.)

GV chỉ 1 số sông ở Việt Nam, đọc tên và xác định hệ thống sông đIún hình để hình thành khái niệm lưu vực

- Lưu vực sông là gì? (Diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.)

- QS H59 cho biết Hệ thống sông chính bao gồm?

(Phụ lưu. Sông chính. Chi lưu.)

GV: Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu (SGK) cho biết:

- Lưu lượng nước của sông? (Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)

- Lưu lượng nước của sông phụ thuộc vào? (Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.)

-Thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn

tổng lượng nước trong mùa lũ của 1con sông? (chế độ nước sông hay thuỷ chế là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm).

*Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu về hồ

GV: Yêu cầu học sinh đọc (SGK) cho biết:

-Hồ là gì? (Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất lion)

- Có mấy loại hồ? (Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn. Hồ nước ngọt.)

.

- Hồ được hình thành như thế nào? Nguồn gốc hình thành khác nhau.

+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)

+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)

- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)

-Tác dụng của hồ?(Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...

-Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.)

-Vì sao tuổi thọ của hồ không dài?(Bị vùi lấp....)

-Sự vùi lấp đầy của các hồ gây tác hại gì cho cuộc sống con ngườ

1. Sông và lượng nước của sông:

a) Sông:

- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.

- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.

- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

b) Lượng nước của sông:

- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)

- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.

- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.

- Đặc điểm của 1 con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó

2- Hồ:

- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

- Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn

+ Hồ nước ngọt.

- Nguồn gốc hình thành khác nhau.

+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)

+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)

- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)

- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...

- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.

VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt)

Hồ Tây (Hà Nội)

Hồ Gươm (Hà Nội)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!