Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 18
Giáo án môn Địa lý 6
Giáo án môn Địa lý lớp 6 bài 18: Lớp vỏ khí bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nằm được: Thành phần của lớp vỏ khí biết vị trí của của các tầng trong lớp vỏ khí.Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
Giải thích nguyên nhân và tích chất của các khối khí.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài.
3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II. Chuẩn bị:.
1. GV: Tranh thành phần của các tầng khí quyển.
2. HS: SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1: (10 phút). Thành phần của không khí GV: Yêu cầu HS quan sát H45 (SGK) cho biết: Các thành phần của không khí? Tỉ lệ? (Thành phần của không khí gồm: + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21% + Hơi nước và các khí khác: 1%) Gv nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây mưa sương mù) *Hoạt động 2: (20 phút) Cấu tạo của lớp vỏ khí GV xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa đIũu hoà các bon níc và ô xi trên trái đất.con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào, đặc điểm ra sao - HS quan sát H 46 (SGk) tranh cho biết: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? (Các tầng khí quyển: A: Tầng đối lưu: 0-> 16km B: Tầng bình lưu: 16 -> 80km C: Các tầng cao của khí quyển: 80 km) - Vai trò của từng tầng? (Tầng đối lưu: là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,.... - Nhiệt độ của tầng này cú lên cao 100m lại giảm 0,6oC. + Tầng bình lưu: Có lớp ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.) *Hoạt động 3: (10 phút) Các khối khí GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức trong (SGK) cho biết: nguyên nhân hình thành các khối khí? (Do vị trí lục địa hay đại dương) -HS đọc bảng các khối khí cho biết. Khối khí nóng, khối khí lạnh được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? (+Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. + Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.) - Khối khí đại dương, khối khí lục địa được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? Khối khí đại dương? (hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. + Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.) -Kết luận: Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng là nóng, lạnh, khô, ẩm -Tại sao có tong đợt gió mùa đông bắc vào mùa đông? (Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết) |
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí gồm: + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21% + Hơi nước và các khí khác: 1%
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) - Khí quyển dày trên 60.000 km. - Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16km gần mặt đất.
- Các tầng khí quyển: A: Tầng đối lưu: 0-> 16km B: Tầng bình lưu: 16 -> 80km C: Các tầng cao của khí quyển: 80 km + Tầng đối lưu: là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,.... - Nhiệt độ của tầng này cứ lên cao 100m lại giảm 0,6oC. + Tầng bình lưu: Có lớp ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
3. Các khối khí + Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. + Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương? hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. + Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
-Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết |