Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Ong ơi xuống chơi
Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Ong ơi xuống chơi
Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Ong ơi xuống chơi được trình bày chi tiết, khoa học theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD & ĐT sẽ giúp quý thầy cô có bài dạy đạt hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi): Hình vuông- tròn - chữ nhật - tam giác
Chủ đề: Thế giới côn trùng.
Đề tài: Ong ơi xuống chơi!
Lớp: Mẫu giáo 4-5 tuổi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi, tiếng kêu và các bộ phận của ong.
- Biết thêm một số đặc điểm mới lạ (đối với trẻ) về loài ong (đôi râu để làm gì? Ong truyền tin như thế nào?)
- Rèn kỹ năng chạy zichzac qua chướng ngại vật
- Biết yêu quý loài ong và không chọc phá vào tổ ong.
II. Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Vận động theo nhạc bài hát “Hello”
- Trò chơi vận động (kết hợp đọc lời đồng dao - trò chơi dân gian “Thả đỉa ba ba”): chạy zichzac qua chướng ngại vật.
- Làm quen với Toán: Phân loại hoa dựa vào hình dạng và màu sắc.
III. Chuẩn bị:
- Câu đố (con ong)
- Phim về hoạt động của loài ong
- Nhạc bài hát: Chị ong nâu, hello
- Hoa và hộp sữa.
- Nguyên liệu làm nước chanh mật ong
IV. Tiến hành:
- Ổn định: Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “Hello” (giai điệu và những động tác vận động theo nhạc vui tươi (trẻ đã được học) sẽ giúp trẻ hào hứng tham gia vào những hoạt động sau)
Tạo tình huống: Hôm nay cô có mời một người bạn đến thăm lớp chúng ta, chắc là bạn ấy sắp đến rồi đó.
1. Hoạt động 1: Ong chăm chỉ thế! Trình diễn slide 2 đến slide 10
- Trẻ lắng nghe câu đố - xem Slide 2
- Ai thế nhỉ? (trẻ đoán)
- Cô và trẻ lấy tay đưa lên mắt làm ống dòm nhìn xem có đúng là bạn ong không.
- Bạn ong xuất hiện và trò chuyện với trẻ về những đặc điểm nổi bật của mình:
- Các bạn có biết trên người mình có những bộ phận nào không? (trẻ kể tự do) Xem slide 3
- Đố các bạn biết râu giúp gì cho mình? Xem slide 4
- Các bạn có biết mình truyền tin bằng cách nào không? Xem slide5-6
- (Sau mỗi câu hỏi cô tác động nhẹ nhàng, gợi ý trẻ trả lời và để trẻ được tự do nói theo suy nghĩ của mình)
- Đừng chọc phá vào tổ ong Xem slide 7
- Trẻ xem phim về công việc tìm hoa hút mật của ong (trẻ vừa xem phim vừa nói về những gì trẻ nhìn thấy, sau đó cô cùng trẻ trò chuyện về ích lợi của loài ong). Xem slide 8-9
- Cô bước lên hỏi trẻ: Bạn ong thật là chăm chỉ. Thế lớp mình có yêu quý bạn ong không? Có muốn bạn ong xuống chơi với lớp mình không?
2. Hoạt động 2: Ong ơi xuống chơi!
Tình huống chơi:
- Cả lớp cùng gọi: “Bạn ong ơi, xuống đây chơi!”
- Ong trả lời: Mình muốn xuống chơi với các bạn lắm, nhưng mình còn chưa tìm đủ hoa mang về nữa. Xem slide 10
Cô hỏi trẻ: Thế các con có muốn giúp bạn ong để bạn ong vừa được chơi với chúng ta vừa làm xong công việc không? Lớp mình sẽ cùng với bạn ong chơi trò chơi “Tìm hoa hút mật” nhé! Xem slide 11
Cách chơi:
Chia trẻ thành 2 nhóm, đứng thành 2 hàng ngang đối mặt nhau
Cô đi giữa 2 hàng ngang (đi theo nhịp bài đồng dao).Tất cả cùng đọc bài đồng dao:
Thả đỉa ba ba
Làm ngỗng, làm gà Làm voi , làm gấu Làm anh cá sấu
Làm chị ong nâu
Tìm hoa hút mật
Tới câu “tìm hoa hút mật” cô đứng trước mặt 2 bạn và bất ngờ giơ ra thẻ hình hoa nào (hoa cánh tròn màu đỏ, cánh dài màu trắng và cánh hình trái tim màu hồng) (thì 2 bạn đó sẽ chạy nhanh lên đầu hàng rồi chạy zichzăc qua chướng ngại vật, tay làm động tác ong bay, lên hái những bông hoa tương ứng (gắn trên cây) dán lên bảng cho đến khi nhạc (bài hát Chị ong nâu và em bé) dừng chạy về cuối hàng.
- Cứ như thế cho trẻ chơi vài lần, tùy theo hứng thú.
Luật chơi:
- Bé nào làm ngã các lon sữa sẽ phải đi lại từ đầu.
- Khi nhạc dừng trẻ phải ngừng công việc hái hoa và chạy về cuối hàng.
- Đội nào hái được đúng và nhiều hoa nhất sẽ chiến thắng.
Kết thúc trò chơi, cô nhận xét, khen thưởng và nhắc nhở, sửa sai cho trẻ.
3. Hoạt động 3: Nước chanh mật ong ngon tuyệt!
-
Tình huống chơi: Đến giờ bạn ong phải về rồi. Bạn ong có gửi tặng một món quà để cám ơn lớp mình đã giúp đỡ bạn ong tìm được nhiều hoa. Mình cùng mở ra xem nhé! … Đó là mật ong.
- Trẻ quan sát, ngửi, nếm mật ong (nhỏ 1 giọt mật ong vào ly cho trẻ thấy mật ong “sệt”) (xem phim minh họa)
- Cô và trẻ cùng bàn xem sẽ làm gì với mật ong. Cuối cùng cô gợi ý và thỏa thuận với trẻ cùng làm nước chanh mật ong.
- Trẻ làm theo nhóm: cho nước vào ca rồi đến đường,vắt chanh vào,cho một ít mật ong, khuấy đều, cho đá vào, cuối cùng là nếm thử một ít.
- Kết thúc giờ học, cô gợi mở vấn đề: Mật ong được bán rất nhiều ở cửa hàng. Thế làm sao để có được nhiều mật ong như vậy? (trẻ suy nghĩ trả lời: nuôi nhiều ong…). Sau khi ngủ dậy, cô và các con sẽ cùng xem phim để biết được người ta nuôi ong như thế nào nhé (xem phim)