Giáo án lớp 2 tuần 5 sách Kết nối tri thức

Admin
Admin 03 Tháng sáu, 2021

Giáo án lớp 2 theo chương trình mới năm 2021 - 2022

Giáo án lớp 2 tuần 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 tốt hơn.

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 41 + 42

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT 2

Bài 9: Cô giáo lớp em

Tập đọc: Cô giáo lớp em

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Cách đọc hiểu thể thơ 5 chữ (thể thơ, ngắt nhịp, vần,...). Cảm nhận được nghệ thuật gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.

- GV cho HS nêu tên một số bài thơ hoặc bài hát về thầy cô.

- GV và HS chọn một bài thơ hoặc một bài hát được nhiều bạn trong lớp biết.

* Giới thiệu bài

-GV kết nối bài mới: Bài thơ Cô giáo lớp em là bài thơ nói về suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình - một cô giáo nhiệt huyết, say mê với nghề giáo; dịu dàng, tận tuỵ với các em học sinh.

- GV ghi đề bài: Cô giáo lớp em

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

- Cầu thủ dự bị.

- 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

+ Tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn các bạn học bài, cô giáo tươi cười, dịu dàng, trong khung cảnh nắng đang tràn vào lớp qua khung cửa sổ..

+ Mẹ và cô, Cô giáo, …

- 1 – 2 bạn HS đọc bài thơ, hoặc cả lớp hát bài hát đã được chọn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 của bài thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS nêu: có 3 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: nào, lớp, lời, nắng, viết, vào, vở,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào?

Câu 2. Tìm những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài.

Câu 3. Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo của mình?

Câu 4. Câu 4. Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?

4. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Nói câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi:

a. Lần đầu được nghe một bạn hát rất hay.

b. Được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ.

Câu 2. Nói câu thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo của mình.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS xem lại khổ 1 và đọc câu hỏi 1.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:

+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV mời 1 số HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

+ GV và HS thống nhất câu trả lời. (Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng (cô mỉm cười thật tươi để đáp lời chào của học sinh, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài.)

- GV gợi ý HS chú ý những chi tiết (Lời cô giáo ấm trang vở, bạn HS yêu thương ngắm điểm 10 cô cho) và hướng dẫn HS gọi tên tình cảm của bạn HS dành cho cô giáo: yêu quý, yêu thương.

- GV cho HS phát biểu trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét,

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ.

- GV hướng dẫn chung về lời nói thể hiện sự ngạc nhiên:

+ Các câu thể hiện sự ngạc nhiên thường bắt đầu bằng: A!; Ôi!! Chao ôi!,...

+ Câu thể hiện sự ngạc nhiên cần thể hiện được cảm xúc của người nói.

- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu a:

+ Cảm xúc của em khi lần đầu nghe bạn hát rất hay là gì? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó?

+ Em lựa chọn từ ngữ nào để nhận xét việc bạn hát rất hay?

- GV động viên HS đưa ra các cách nói lời ngạc nhiên khác nhau. (VD: Ôi! Bất ngờ quá, sao bạn hát hay thế!, Ôi chao, mình không ngờ bạn có thể hát hay đến thế!,...)

- GV nhận xét chung.

- GV gợi ý thực hiện yêu cầu b:

+ Em có cảm xúc gì khi được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó?

+ Em hãy tưởng tượng đó là món quà gì. Hãy tìm một từ ngữ khen món quà đó.

+ Khi được tặng quà, em nên nói gì?

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

GV hướng dẫn cách thực hiện: có thể chia nhỏ yêu cầu:

1. Em có tình cảm như thế nào với thầy cô giáo (hoặc với một thầy giáo/ cô giáo cụ thể)?

2. Em nói - 1 - 2 HS nói trước lớp. (VD: Em rất yêu quý thầy cô giáo; Em nhớ thầy giáo cũ của em;...)

- GV khen ngợi HS có cách nói hay và tự tin khi thể hiện.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS tham gia chơi trò chơi “Đi chợ”.

- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- 1 HS đọc lại khổ 1.

- Lớp đọc thầm khổ 1 của bài thơ để tìm câu trả lời.

- HS trao đổi nhóm 2. Đại diện lên trao đổi.

+ Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.)

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- HS trao đổi theo nhóm 4:

+ Từng em tự đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi nhóm thống nhất đáp án.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp;

Xem chúng em học bài.

- HS lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi nhóm, bổ sung cho nhau để có câu trả lời hoàn chỉnh.

- Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét

- HS làm việc chung cả lớp:

+ Từng HS tự đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS đọc lại toàn bài thơ.

- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mà mình yêu thích theo HD của GV.

- HS lên thi đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà mình yêu thích.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- Lớp đọc thầm bài thơ.

- HS lắng nghe.

+ HS luân phiên nhau nói trong nhóm.

+ Các HS khác nhận xét, góp ý.

+ HS đóng vai trong nhóm để tạo ngữ cảnh thực tế: một HS hát, các HS khác nói lời ngạc nhiên.

+ VD: bất ngờ, không ngờ, ngạc nhiên, thích, thú vị,...

+ VD: hay tuyệt, tuyệt vời, như ca sĩ,...

- Một số HS trả lời.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời.

+ VD: bất ngờ, vui, thích, sung sướng...

+ VD: chiếc ba lô rất đẹp, bộ đồ chơi rất hấp dẫn,...

+ VD:Con cảm ơn mẹ ạ.

- HS đóng vai trong nhóm: một HS đóng vai bố mẹ tặng quà cho con, một HS nói câu thể hiện sự ngạc nhiên. (VD: Ôi! Bất ngờ quá, đúng đồ chơi con thích. Con cảm.

- Cặp/ nhóm:

+ Từng em trong nhóm nói câu thể hiện tình cảm với thầy cô.

+ HS trong nhóm/ cặp góp ý cho nhau.

- 2-3 HS lên nói trước lớp.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có)

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Còn tiếp, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ.

Ngoài Giáo án lớp 2 tuần 5 sách Kết nối tri thức trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất