Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 4: Lễ độ

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 4: Lễ độ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ và ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- HS biết đánh giá và tự đánh giá hành vi lễ độ từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.

- HS biết thực hành lễ độ trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.

3. Thái độ:

- HS tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm lễ độ và thiếu lễ độ.

Năng lực: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Em hãy giải thích nội dung lời nói của HCM "Tiên học lễ, hậu học văn"? Qua câu nói này em hiểu Bác muốn nhắn nhủ mọi người và HS điều gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm: trước hết phải học lễ nghĩa, cách ứng xử sau đó mới học kiến thức….

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: I. Tìm hiểu truyện đọc

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của lễ độ.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV phân vai cho HS đọc truyện.

?/ Em hãy tìm những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?

? Em có nhận xét gì về những việc làm của Thuỷ?

? Theo em, Thuỷ có những đức tính gì?

? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

- Việc làm của Thuỷ:

+ Chào, mời khách vào nhà.

+ Giới thiệu khách với bà

+ Nhanh nhẹn kê ghế mời khách ngồi.

+ Mời bà, mời khách uống trà.

+ Xin phép bà nói chuyện với khách.

+ Giới thiệu về bố mẹ.

+ Vui vẻ kể chuyện

+ Tiễn khách và hẹn gặp lại.

- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự; tôn trọng bà và khách, làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp

- Thuỷ là một HS ngoan, có lễ độ.

- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của lễ độ.

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm lễ độ, những biểu hiện của lễ độ và ý nghĩa của nó.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV đưa ra tình huống thể hiện sự lễ phép.

VD: Mai và Hoà đi chợ, gặp cô giáo dạy Văn của Hòa. Nhưng Mai vẫn chào cô rất lễ phép.

- Y/cầu HS đưa ra những tình huống khác tương tự.

? Vậy theo em, thế nào là lễ độ?

- GV chia đôi bảng, cho HS chơi trò tiếp sức

? Tìm biểu hiện của lễ độ và chưa lễ độ?

- GV dùng bảng phụ, đưa bài tập trắc nghiệm để tìm ý nghĩa của tiết kiệm.

Đánh dấu X vào ý kiến đúng:

 Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn.

 Lễ độ thể hiện người có đạo đức.

 Lễ độ là việc làm riêng của cá nhân.

 Không lễ độ với kẻ xấu.

 Sống có văn hóa là cần phải có lễ độ.

? Từ những biểu hiện của lễ độ, em rút ra bài học để rèn luyện tính lễ độ.

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GVKL: Mỗi người cần rèn luyện tính lễ độ cho mình.

Trong cuộc sống hàng ngày con người rất cần có lễ độ. Lễ độ mang lại nhiều lợi ích và là tiêu chí để đánh giá văn hoá của mỗi người. Là HS, càng cần rèn cho mình thói quen lễ độ.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập a, b, trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- GV đưa ra tình huống, yêu cầu HS sắm vai theo tổ.

- HS tự viết lời thoại, phân vai.

- HS rút ra ý nghĩa và bài học của tình huống.

"Trong giờ kiểm tra địa lý, Thắng đã coi tài liệu. Cô giáo biết và phê bình Thắng. Thắng đã có hành vi vô lễ với cô giáo"

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao chỉ đức tính lễ độ?

? Tự nhìn lại bản thân xem đã có những lời nói và hành vi đã thể hiện lễ độ hoặc vô lễ. Tự đề ra cách sửa các hành vi chưa đúng?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Truyện đọc: Em Thủy

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

2. Biểu hiện:

Lễ độ

Thiếu lễ độ

- Vâng lời ông bà, cha mẹ.

- Đi thưa về gửi.

- Hòa thuận với anh chị em.

- Nhường nhịn em nhỏ

- Quay đi khi gặp thầy cô giáo cũ.

- Đi học về không chào ai.

- Ăn nói cộc lốc với mọi người.

3. Ý nghĩa

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến.

- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở lên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh.

4. Rèn luyện:

- Thường xuyên rèn luyện

- Học hỏi quy tắc ứng xử

- Tự kiểm tra hành vi thái độ của mình.

- Tránh những hành vi vô lễ.

- Phê phán những hành vi thiếu lễ độ.

III. Luyện tập.

BT a:

BT b:

* HĐ vận dụng:

"Trong giờ kiểm tra địa lý, Thắng đã coi tài liệu. Cô giáo biết và phê bình Thắng. Thắng đã có hành vi vô lễ với cô giáo"

- Lời chào cao hơn mâm cỗ.

- Trên kính dưới nhường.

- Gọi dạ bảo vâng.

- Kính lão đắc thọ.

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà. Kính già, già để tuổi cho.

* HĐ tìm tòi, mở rộng:

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.

2. Kỹ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.

B. Phương pháp:

  • Xử lí tình huống
  • Thảo luận nhóm

C. Tư liệu, phương tiện:

  • SGK, SGV GDCD 6, tranh ảnh...
  • Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, bài tập…
  • Xem trước nội dung bài học.

D. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?

Tìm những hành vi trái với tiết kiệm, và hậu quả của nó?

3. Giới thiệu bài mới.

Đặt vấn đề: Gv hỏi một số học sinh: Trước khi đi học, khi đi học về; Khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì?... Sau đó dẫn dắt các em vào bài học.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm hiểu truyện đọc

GV mời Hs đọc truyện SGK và Quan sát tranh:

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm với các câu hỏi:

1. Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà?

2. Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ?

Hoạt động 2

Phân tích nội dung bài học

GV nêu câu hỏi:

GV chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung sau:

?Thế nào là lễ độ?

? Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng...?

? Hãy nêu các biểu hiện của lễ độ?

? Trái với lễ độ là gì?

? Vì sao phải sống có lễ độ?

Hoạt động 3

Liên hệ thực tế và rèn luyện đức tính lễ độ.

GV tổ chức hs chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/13.

GV nhận xét hoạt động của HS và nêu câu hỏi:

? Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ?

Hoạt động 4

Luyện tập - củng cố

GV hướng dẫn học sinh làm bài tập c, a sgk/13.

Yêu cầu HS kể những tấm gương thể hiện tố đức tính này. Nêu những câu ca dao, tục ngữ, nói về lễ độ.

I. Truyện đọc:

Nhóm 1:

+ Kéo ghế mời khách, đi pha trà, mời bà và khách uống trà.

+ Xin phép bà nói chuyện, giới thiệu bố, mẹ.

+ Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động đội, lớp…

+ Tiễn khách và hẹn gặp lại.

Nhóm 2

Thuỷ thể hiện là một HS ngoan, lễ độ

II. Nội dung bài học:

1. Lễ độ là gì?

- Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

- Biểu hiện:

+ Tôn trọng, hòa nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.

+ Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...

- Trái với lễ độ là: Vô lễ, hỗn láo, thiếu văn hóa..

2. Ý nghĩa:

- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.

- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.

3. Cách rèn luyện:

- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.

- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.

- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.

III. Bài tập:

- Bài tập a

- Bài tập c

- HS tự kể và sưu tầm, giới thiệu.

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài.
  • Học bài, làm bài tập SGK
  • Chuẩn bị cho tiết 6 Bài 5 TÔN TRỌNG KỈ LUẬT

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 4: Lễ độ theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm