Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 12
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm, ND, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Hiểu được chính sách của Đảng, PL của NN về quyền bình đẵng giữa các DTTG
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được đúng-sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các DT, TG
- Biết xử sự phù hợp với quy định của PL về quyền bình đẳng giữa các DTTG.
3. Về thái độ:
- Ủng hộ chính sách của Đảng và PL của NN về quyền bình đẳng giữa các DTTG.
- Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc, tôn giáo; đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc hoặc lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN tìm kiếm và xử lí thông tin, Kỹ năng tư duy phê phán, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề, ra quyết định
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận lớp, thảo luận nhóm, xử lý tình huống, kĩ thuật trình bày 1 phút
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là quyền bình đẳng trong kinh doanh? Cho ví dụ minh họa?
3/ Bài mới:
a) Khám phá:
b) Kết nối: Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những CS như thế nào về dân tộc và tôn giáo?
Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc GV: - Trong câu: Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, vì sao nói “Đại gia đình dân tộc Việt Nam” và “54 dân tộc anh em”? - Bình đẳng giữa các dân tộc là gì? Hoạt động 2: Khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc HS: -Chia nhóm thảo luận theo vấn đề -Đại diện nhóm trình bày -HS các nhóm khác nhận xét bổ sung GV nhận xét, bổ sung. GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận: Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển KT-XH giữa các dân tộc không? Em hãy nêu ví dụ chứng minh? Các chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Khi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí minh nói: “Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải đồn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, xây dựng CNXH làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”. Bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trong câu nói của Bác? Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì? Hãy tìm các ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội? HS: Chia làm 5 nhóm thảo luận theo 5 vấn đề -Thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày -HS các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV tổng hợp các ý kiến, giảng mở rộng: Dẫn chứng: Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3%; số đại biểu là người dân tộc trong Hội đồng nhân dân các cấp như sau: cấp tỉnh chiếm 18,2%, cấp huyện chiếm 18,7%, cấp xã chiếm 22,7% so với tổng số đại biểu dân cử cấp đó. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong việc tham gia quản lý Nhà nước. |
Nội dung kiến thức I. Bình đẳng giữa các dân tộc 1.Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Dân tộc: được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Trong chủ đề này, dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư của quốc gia; ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Dao,… ở nước ta Quyền bình đẳng giữa các DT được hiểu là các DT trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hố cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được NN và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc a) Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội (tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của cả nước). Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế cảu Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển về kinh tế ï Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập
b) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự. |
4. Thực hành/ luyện tập
Kể chuyện phản động xúi giục đồng bào Tây Nguyên thành lập xứ Đề - ga tự trị, suy nghĩ của em về vấn đề này? Nếu đứng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù nhằm chia rẽ đồng bào các dân tộc, en sẽ làm gì?
5. Vận dụng:
Làm bài 2, 4 trang 53 SGK