Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 02 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 12

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Khám phá

4. Kết nối:

Hoạt động 1: Vi phạm hình sự

Hoạt động của thầy và trò

GV giảng:

+ Vi phạm hình sự:

Ví dụ: Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là vi phạm hình sự, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự...

=> Trách nhiệm hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lý với các chế tài nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội (vi phạm hình sự). Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 197 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định: “Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Nội dung kiến thức trọng tâm

2c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:

1. Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.

+ Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án.

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .

Hoạt động 2: Vi phạm hành chính

Hoạt động của thầy và trò

Ví dụ: Đi xe mô tô, xe gắn máy vào đường ngược chiều... Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

=> Trách nhiệm hành chính

Ví dụ, Điều 19 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục...

Nội dung kiến thức trọng tâm

2.Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.

+ Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Hoạt động 3: Vi phạm dân sự

Hoạt động của thầy và trò

Ví dụ: Người thuê cửa hàng đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng; người thuê xe ô tô không trả cho chủ xe đúng thời hạn thoả thuận.

Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Trách nhiệm dân sự Là loại trách nhiệm pháp lý do TA áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm dân sự. Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thoả thuận.

Nội dung kiến thức trọng tâm

3/Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.

Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật

Hoạt động 4: Vi phạm kỉ luật

Hoạt động của thầy và trò

Ví dụ : Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày mà không có lý do chính đáng ...

=> Trách nhiệm kỷ luật Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, giám đóc doanh nghiệp,... áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình khi họ vi phạm kỷ luật LĐ, vi phạm chế độ công vụ nhà nước.

Chế độ trách nhiệm kỷ luật thường là: khiển trách, cảnh cáo, điều chuyển công tác khác, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc (sa thải) hoặc chấm dứt hợp đồng LĐ trước thời hạn.

Nội dung kiến thức trọng tâm

4.Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ luật lao động và công vụ nhà nước trươc các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.

Người vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…

5/ Thực hành, luyện tập:

  1. Hoàn thành bảng so sánh cách loại vi phạm pl và trách nhiệm pháp lí dưới:

Loại vi phạm

Chủ thể vi phạm

Hành vi

Trách nhiệm

Chế tài trách nhiệm

Chủ thể áp dụng pháp luật

Hình sự

Cá nhân

Gây nguy hiểm cho xã hội

Hình sự

Nghiêm khắc nhất

Tòa án

Hành chính

Cá nhân, tổ chức

Xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước

Hành chính

Phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện … dùng để vi phạm

Cơ quan quản lí nhà nước

Dân sự

Cá nhân, tổ chức

Xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

Dân sự

Bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đúng thỏa thuận giữa các bên tham gia

Tòa án

Kỉ luật

Cá nhân, tập thể

Xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước

Kỉ luật

Khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương, đuổi việc

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp

6/ Vận dụng:

  • Học sinh làm bài tập 4, 5, 6 SGK trang 26
  • Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
  • Đọc trước bài 3.
02 Tháng mười một, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm