Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 12
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 1: Pháp luật và đời sống được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của PL; MQH giữa PL với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.
2.Về kĩ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- KN hợp tác: để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- KN phân tích: vai trò của pháp luật với Nhà nước, xã hội và công dân
- KN tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác theo các chuẩn mực pháp luật
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1/ Phương pháp dạy học: Đọc hợp tác, thảo luận lớp, thảo luận nhóm, xử lí tình huống
2/ Phương tiện dạy học
- SGK GDCD lớp 12. SGV GDCD lớp 12
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Khám phá:
4/ Kết nối: GV cho HS xem một đoạn phim hoặc tranh ảnh về tình hình trật tự, an tồn giao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV và HS |
Kiến thức trọng tâm |
Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm pháp luật - GV: Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì? * Vậy PL là gì? - HS: Thảo luận - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. - GV: Giới thiệu một số luật, sau đó cho HS n/xét về nội dung, hình thức: - Hãy phân tích đặc trưng của luật HN & GĐ về nội dung, hình thức và hiệu lực pháp lí của luật? + Nội dung: Nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu, tôn trọng lẫn nhau… phù hợp sự tiến bộ xh. + Hình thức: Thể hiện các qui tắc: như kết hôn tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng… + Về tính hiệu lực bắt buộc: Các qui tắc ứng xử trong quan hệ HN & GĐ trở thành điều luật có hiêu lực bắt buộc mọi công dân. * Vậy đặc trưng của PL là gì? - HS: Thảo luân, bổ xung ý kiến. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
|
1. Khái niệm pháp luật a) Pháp luật là gì? * PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật - Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. (khác các qui phạm xh khác- đạo đức xh). - Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện, bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (Là điểm khác đạo đức). VD sgk. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì: + Hình thức thể hiện của PL là các văn bản qui phạm PL + Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản QPPL + Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. |
5. Thực hành/ luyện tập:
Giáo viên đưa các câu hỏi, học sinh trả lời:
- Tại sao cần phải có pháp luật?
- Theo em, nội quy nhà trường và điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
- Pháp luật mang bản chất gì?
6. Vận dụng:
- Làm bài tập 1 trang 14 SGK
- Đọc phần tiếp theo của bài 1