Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 15 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 3) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Giúp học sinh năm được chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
  • Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Về kĩ năng

Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ xã hội trước ở nước ta.

3. Về thái độ

Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11
  • SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống
  • Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

3. Học bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Đối với phần kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp để giúp học sinh tìm ra nội dung kiến thức.

? Tại sao nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần phải có chức năng đảm bảo ANCT, TTATXH?

? Nhà nước pháp quyền XHCN VN tổ chức và xây dựng xã hội như thế nào?

Giáo viên lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các NN CHNL, PK, TBCN với NN XHCN.

? Giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực trấn áp để nhằm mục đích gì?

? Chức năng bạo lực và trấn áp ở nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích gì?

? Mục đích tổ chức và xây dựng của các nhà nước bốc lột là gi?

? Mục đích tổ chức và xây dựng của nhà nước pháp quyền XHCN nhằm mực đích gì?

? Trong hai chức năng này thì chức năng nào có vai trò quyết định? Vì sao?

Cả hai chức năng này của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mối liên hệ hữu cơ trong đó chức năng tổ chức và xây dựng đóng vai trò quyết định. Vì: Bạo lực trấn áp là việc đầu tiên xoá bỏ tận gốc bóc lột; tổ chức và xây dựng: để xây dựng xã hội mới được ấm no, hạnh phúc, xã hội tiến bộ.

Đối với đơn vị kiến thức này giáo viên giúp cho học sinh nắm được kiến thức bằng cách tổ chức thảo luận theo hệ thống câu hỏi.

? Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam bao gồm những tổ chức nào?

Bao gồm: ĐCS VN, NNCHXHCNVN, các tổ chức chính trị như: MTTQ, CĐ, HND, HPN, ĐTN, HCCB…

Qua các đơn vị kiến thức của toàn bài giáo viên giúp học sinh nắm được các trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng hệ thống câu hỏi mở.

? Theo mỗi công dân phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ NN VN?

? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nhà nước Việt Nam?

? Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình hay một ai đó vi phạm pháp luật?

c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động quyền lực của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an ninh xã hội.

+ Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưa gây rối, phá hoại, bạo loạn.

+ Ổn định chính trị, an toàn xã hội để xây dựng và phát triển.

- Chức nằng tổ chức và xây dựng.

+ Xây dựng và quản lý nền kinh tế

+ Xây dựng và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học.

+ Xây dựng và đảm bảo các chính sách xã hội

+ Xây dựng hệ thống pháp luật

- So sánh:

NN CHNL, PK, TBCN

NN XHCN (VN)

+ Bạo lực - trấn áp: bảo vệ và duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột

+ Tổ chức – xây dựng: đem lại sự giàu có cho giai cấp bóc lột.

+ Bạo lực – trấn áp: chống lại giai cấp bóc lột, thế lực thù địch và ATXH.

+ Tổ chức – xây dựng: xây dựng xã hội mới, nền KT mới, nền văn hóa mới, con người mới

d. Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị. (giảm tải)

3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Rèn luyện đạo đức, học tập tốt, sống lành mạnh.

- Ngăn ngừa VPPL, tuyên truyền mọi người tin vào đường lối của Đảng và NN..

4. Củng cố.

  • Giáo viên hệ thống một cách cô đọng nhất về nội dung toàn bài 9
  • Cho học sinh làm bài tập cuối phần bài học.

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài 10 trước khi đến lớp

15 Tháng mười một, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm