Giáo án Địa lý lớp 7 bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
Giáo án môn Địa lý lớp 7
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức: Hiểu rõ nền nông nghiệp Bác Mĩ mang lại hiệu quả cao mặc dù bị nhiều thiên tai và phụ thuộc vào thương mại, tìa chính.
2. Kĩ năng:
- Thông qua phân tích bản đồ, lược đồ xác định được các vùng nông nghiệp của Bắc Mĩ.
- Phân tích ảnh địa lí để thấy được các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại và áp dụng rộng rãi trình độ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ nông nghiệp Bắc Mĩ.
- Một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp của Bắc Mĩ.
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày đặc điểm dân cư, đô thị Bắc Mĩ?
- Số dân: 415,1 triệu (2001). Mật độ dân số trung bình 20 ng/km2
- Dân cư bắc mĩ phân bố rất không đồng đều giữa phía bắc và phía nam, giữa phía tây và phía đông.
- Hơn ¾ dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị. Phần lớn các đô thị phân bố ven Hồ Lớn và Duyên Hải ven Đại Tây Dương.
- Sự xuất hiệnn của nhiều thành phố mới ở miền nam và Duyên Hải ven Thái Bình Dương đã dẫn đến sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì.
3. Bài mới:
Nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp hàng hoá phát triển đạt đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
GV: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Song trình độ phát triển của nền nông nghiệp giữa các nước không đồng đều. - GV: Hướng dẫn học sinh phân tích bảng thống kê nông nghiệp của các nước Bắc Mĩ năm 2001. ? Dựa vào bảng số liệu SGK cho biết trình độ phát triển nông nghhiệp giữa các nước trong khu vực? - HS: Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Mê-hi-cô có trình độ phát triển nông nghiệp kém hơn. - GV: Hướng dẫn học sinh tính mức lương thực bình quân đầu người (lấy tổng sản lượng lương thực chia cho tổng số dân) - HS: Thực hiện.. + Hoa Kì: 1,14 tấn/ng/năm + Ca-na-đa: 1,42 tấn/ng/năm. + Mê-hi-cô: 0,3 tấn/ng/năm. ? Qua số liệu trên em hãy cho biết những nước nào có thể xuất khẩu được lương thực? - HS: Hoa Kì và Ca-na-đa. - GV: Hướng dẫn hs quan sát H38.1 SGK. ? Nhận xét việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Ca-na-đa? - HS: Áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng nhiều máy móc và phân bón, riêng Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn. ? Rút ra đánh giá chung về bộ mặt nền nông nghiệp Bắc Mĩ?
? Dựa vào kiến thứcđã học hãy vẽ sơ đồ thể hiện nền nông nghiệp có hiệu quả cao ở Bắc Mĩ?
- GV: Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng gặp phải một số khó khăn ? Đó là những khó khăn nào? - HS: Một số loại nông sản có giá thành cao, phân hoá học thuốc từ sâu gây ô nhiễm môi trường. - GV: Hướng dẫn hs quan bản đồ nông nghiệp Bắc Mĩ và H38.2 SGK ? Kể tên một số loại sản phẩm nông nghiệp chính của Bắc Mĩ? - HS: Lạc, lúa mì, dừa, nho, cam, đậu tương, chuối, bò, lợn…. ? Các sản phẩm đó phân bố như thế nào, tại sao lại có sự phân bố như vậy? - HS: Trình bày trên bản đồ …… Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ phù hợp với một điều kiện tự nhiên nhất định |
1. Nền nông nghiệp tiên tiến.
- Nhờ có các điều kiện tự nhiên thuận lợi và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nền nông nghiệp Bắc Mĩ sản xuất theo qui mô lớn (Hàng hoá) phát triển đến mức độ cao, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.
- Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên làm cho phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá rõ rệt từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. |
IV. Củng cố:
? Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
Học sinh thực hiện trên bản đồ treo tường.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bai ỏ nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 1 SGK, làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài mới, bài 39 “Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)”