Giáo án Địa lý lớp 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Phi

Admin
Admin 19 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Phi được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp)

Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập học kì I

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 29: Dân cư xã hội Châu Phi

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm vững các môi trường tự nhiên của Châu Phi, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
  • Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở Châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi, vị trí địa điểm có biểu đồ đó.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, lược đồ địa lí tự nhiên.

3. Thái độ:

  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
  • Có thái độ học tập đúng đắn, tin tưởng vào khoa học.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ các môi trường tự nhiên ở Châu Phi.
  • Biểu đồ khí hậu của bốn địa điểm.
  • Một số hình ảnh về môi trường tự nhiên Châu Phi.
  • HS: Sgk, tập bản đồ.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong bài thực hành.

3. Bài mới:

  • Trong nội dung bài hôm nay chúng ta xẽ cùng nhau củng cố lại những kiến thức đã học về tự nhiên của Châu Phi, đặc biệt là khí hậu Châu Phi.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

HĐ1: Cả lớp

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H27.2 SGK

? Chỉ và xác định vị trí các kiểu môi trường tự nhiên ở Châu Phi trên bản đồ treo tường?

- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường gồm Môi Trường Xích Đạo Ẩm, Nhiệt Đới, Hoang Mạc, Địa Trung Hải, Cận Nhiệt Đới Ẩm.

? Hãy so sánh diện tích của các kiểu môi trường đó?

? Hãy giải thích tại sao các môi trường này lại chiếm diện tích lớn như vậy?

- Nguyên nhân do đường chí tuyến bắc, nam đi qua phần phía bắc và nam của lục địa, hình dạng Châu lục mập mạp, đường bờ biển ít bị cắt sẻ, bị che chắn bởi lục địa

Á-Âu rộng lớn ở hướng đông bắc, địa hình Châu Phi cao.

- GV: Hướng dẫn học sinh chỉ vị trí giới hạn của môi trường hoang mạc ở Châu Phi, Xác định vị trí các dòng biển nóng, lạnh chảy qua lục địa phi?

? Giải thích vì sao các hoang mạc lan ra xát biển?

- Ở những vùng hoang mạc lan ra sát biển là những vùng có dòng biển lạnh chảy qua.

THẢO LUẬN NHÓM

- GV: Hương dẫn hs quan sát và phân tích các biểu đồ A, B, C, D H28 SGKhteo các yêu cầu sau.

? Lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu mm. sự phân bố lượng mưa trong năm?

? Sự thay đổi nhiệt độ trong năm. Biên độ nhiệt. đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó, nằm trong môi trường nào?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận

- GV: Chuẩn hoá kiến thức.

* Biểu đồ A:

- Lượng mưa trung bình 1244mm. Mưa nhiều từ các tháng 11 – 4 năm sau, khô hạn tháng 6 – 8.

- Nhiệt độ tháng nóng nhất 3 và 11 nhiệt độ khoảng 25oC, lạnh nhất vào tháng 7 nhiệt độ khoảng 18oC biên độ nhiệt khoảng 7oC

→ Biểu đồ A nằm trong môi trường nhiệt đới ở nửa cầu nam vị trí số 3 trên lược đồ.

* Biểu đồ B:

- Lượng mưa trung bình khoảng 879mm, mưa tập trung vào tháng 5 – 9, khô hạn 11 – 1 năm sau.

- Nhiệt độ nóng nhất tháng 5 khoảng 35oC, lạnh nhất tháng 1 khoảng 20oC, biên độ nhiệt khoảng 15oC

→ Biểu đồ B nằm trong môi trường nhiệt đới ở vị trí số 2

* Biểu đồ C:

- Lượng mưa trung bình năm 2592mm, phân bố tương đối đồng đều quanh năm

- Nhiệt độ tháng nóng nhất 28oC, tháng lạnh nhất khoảng 20oC, biên độ 8oC.

→ Biểu đồ C nằm trong môi trường xích đạo ẩm ở vị trí số 1 trên lược đồ.

* Biểu đồ D:

- Lượng mưa trung bình 506mm, mưa nhiều trong các tháng 5 – 8 mưa ít vào các tháng còn lại trong năm.

- Nhiệt độ tháng nóng nhất tháng 2 khoảng 22oC, lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10oC, biên độ 12oC

(Mưa nhiều trong những tháng mùa đông, mùa hạ nóng khô)

→ Biểu đồ D nằm trong môi trường Địa Trung Hải ở nửa cầu nam thuộc vị trí số 4 trên lược đồ.

1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên.

- Chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Phi là môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới.

- Ở những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua hoang mạc lan ra sát bờ biển

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Châu Phi

- Biểu đồ A thuộc vị trí số 3.

- Biểu đồ B thuộc vị trí số 2

- Biểu đồ C thuộc vị trí số 1.

- Biểu đồ D nằm ở vị trí số 4.

IV. Củng cố:

  • GV: Nhận xét giờ thực hành. Tuyên dương, cho điểm những nhóm, các nhân làm việc tích cực, nhắc nhở những nhóm, cá nhân chưa tích cực hoạt động.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài mới bài 29 “Dân cư xã hội Châu Phi ”.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!