Giáo án Địa lý lớp 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 16 Tháng mười hai, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm được đới nóng vừa đông dân, vừa có bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn, mặc, ở của người dân.
  • Biết được sức ép dân số, đời sống và các biện pháp của các nước đang phát triển đang áp dụng để giảm sức ép dân số, đời sống và các phương pháp bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

  • Luyện tập cách đọc và phân tích biểu đồ và sơ đồ các mối quan hệ.
  • Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thông kê.

3. Thái độ:

  • Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
  • Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ dân cư thế giới.
  • Biểu đồ H 10.1 phóng to.
  • Sơ đồ trang 35 SGK.
  • Ảnh về tài nguyên môi trường bị huỷ hoại do khai thác bừa bãi.

III. Tiến trình bài mới:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Đặc điểm khí hậu đới nóng có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?

  • Thuận lợi: Nắng, mưa nhiều quanh năm, trồng được nhiều loại cây nuôi được nhiều loại con, có thể xen canh gối vụ quanh năm. Cần chủ động bố trí mùa vụ, lựa trọn cây trồng vật nuôi phù hợp.
  • Khó khăn: Nóng ẩm nên nấm mốc, côn trùng phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi. Chất hữu cơ phân huỷ nhanh, tầng mùn mỏng nên dễ bị rửa trôi.
  • Mưa theo mùa nên dễ gây lũ lụt, sói mòn đất, mùa khô kéo dài thường gây hạn hán, thời tiết thất thường có nhiều thiên tai.
  • Cần bảo vệ và trồng rừng để tránh sói mòn đất.

3. Bài mới:

Là khu vực có nhiều tài nguyên, khí hậu có nhiều thuận lợi với phát triển sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực dồi dào mà nền kinh tế đến nay chậm phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu. Vậy vì nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng kém phát triển của đới nóng? Sự bùng nổ dân số gây tác động tiêu cực như thế nào tới việc phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV: Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ dân cư thế giới.

? Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới theo đới khí hậu?

- HS: Tập trung chủ yếu ở đới nóng…….

? Dựa vào bản đồ, hãy xác định các khu vực tập trung đông dân cư của đới nóng?

- HS: Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.

- GV: Hậu quả của nhiều năm dài bị thực dân phương tây xâm chiếm nền kinh tế chậm phát triển. Châu Phi là châu lục nghèo đói nhất trên thế giới.

- GV: Hướng dẫn hs đọc “Từ những năm 60 của thế kỉ XX …….tài nguyên, môi trường”.

? Nguyên nhân vì sao dân số của các nước đới nóng tăng nhanh. Hậu quả?

- HS: Nhiều nước đới nóng giành được độc lập, nền kinh tế phát triển, Y tế tiến bộ, đời sống được nâng cao… dân số tăng nhanh.

? Biện pháp khắc phục tình trạng đó là gì?

- HS: Kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số

- GV: dân số tăng nhanh gây sức ép với lương thực, tài nguyên môi trường.

+ Đối với lương thực.

THẢO LUẬN NHÓN

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H 10.1 SGK.

? Em hãy đọc trị số các yếu tố thể hiện trên biểu đồ và rút ra nhận xét?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận.

- GV: Chuẩn hoá kiến thức

+ Năm 1980: Dân số = 112%.

Sản lượng = 110%

Bình quân = 97%

+ Năm 1985: Dân số = 132%

Sản lượng = 115%

Bình quân = 90%

+ Năm 1990: Dân số 156%

Sản lượng = 113%

Bình quân = 80%

* Nhận xét: Qua các thời kì dân số tăng quá nhanh, trong khi đó sản lượng lương thực tăng chậm làm cho mức lương thực bình quân đầu người giảm, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực.

- GV: Hướng dẫn hs đọc bảng số liệu SGK trang 34.

? Nhận xét tương quan giữa dân số và diện tích rừng trong các thời kì?

- HS: Dân số tăng làm cho diện tích rừng ngày càng giảm…..

- GV: Hướng dẫn hs đọc “Nhằn đáp ứng …… Nhanh chóng bị cạn kiệt”

? Dân số tăng nhanh tác động như thế nào đến nguồn tài nguyên tự nhiên?

- GV: Hướng dẫn hs đọc “Bùng nổ dân số …. Làm môi trường bị tàn phá”.

? Dân số tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến môi trường , hãy lấy số liệu chứng minh?

? Biện pháp khắc phục tình trạng nêu trên là gì?

- HS: Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống con người, từ đó sẽ có tác động tích cực đến tài nguyên và môi trường.

1. Dân số.

-50% dân số thế giới tập trung ở đới nóng

- Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, tác động rất xấu tới tài nguyên và môi trường.

2. Sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường.

- Dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.

- Dân số tăng nhanh tài nguyên tự nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt.

- Dân số tăng nhanh gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế nâng cao đời sống của người dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

IV. Củng cố:

- Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong những câu sau:

Khi dân số tăng quá nhanh:

  1. Đời sống nhân dân nhanh được cải thiện.
  2. Tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
  3. Kinh tế phát triển nhanh.
  4. Tất cả các ý trên đều sai.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Làm bài tập 2 SGK. Làmg bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng”
16 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm