Giáo án Địa lý 7 bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)

Admin
Admin 21 Tháng ba, 2016

Giáo án Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý 7 bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo) do đội ngũ biên tập TimDapAnsưu tầm từ nhiều nguồn giáo án chất lượng, được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em học sinh nắm được các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu và đặc điểm phân bố chính.

Giáo án Địa lý 7 bài 53: Thực hành Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu

Giáo án Địa lý 7 bài 54: Dân cư, xã hội châu Âu

BÀI 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

(Tiếp theo)

A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần

1. Kiến thức:

- Nêu và giải thích ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa các kiểu môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, núi cao

2. Kỹ năng, thái độ:

  • Đọc bản đồ, phân tích bản đồ khí hậu
  • Phân tích tranh ảnh để name được các đặc điểm của môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường
  • Giáo dục BTTN & ĐDSH (Mục 3)

B. Phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ tự nhiên châu Âu
  • Tài liệu, tranh ảnh về châu Âu

C. Tiến trình tổ chức bài mới:

I. Kiểm tra bài cũ:

  • Nêu sự phân bố các loại địa hình chủ yếu ở châu Âu
  • Giải thích vì sao phía Tây của châu Âu có khí hậu ấm áp nhiều mưa hơn phía Đông

II. Giới thiệu bài mới:

Các bước lên lớp Nội dung ghi bảng

GM3: Các môi trường tự nhiên

Châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm

- Chia 3 nhóm thảo luận nhóm thảo luận 1 kiểu khí hậu

Phân tích H52.1, H52.2, H52.3SGK cho biết đặc điểm của từng khí hậu về

  • Nhiệt độ
  • Lượng mưa
  • Tính chất chung
  • Phân bố
  • Đặc điểm sông ngòi, thực vật

Đại diện trình bày

- GV nhận xét chốt ý ghi bảng

- GV nhấn mạnh vai trò rất lớn của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới hải dương

- Liên hệ giáo dục môi trường, đa dạng sinh học

- GV giới thiệu: thiên nhiên châu Âu ngoài 3 môi trường vừa tìm hiểu còn có môi trường núi cao. Điển hình là vùng núi An-pơ nơi gió tây ôn đới mang hơi nước ấm ẩm của Đại Tây Dương thổi vào nên có mưa nhiều và độ cao ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành các vành đai thực vật ở môi trường núi cao

Quan sát H52.4SGK cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật?

Mỗi đai nằm trên độ cao bao nhiêu?

  • Dưới 800m đồng ruộng, làng mạc
  • 800-1800m đai rừng hỗn giao
  • 1800-2200m đai rừng lá kim
  • 2200-3000m đai rừng đồng cỏ núi cao
  • > 3000m băng tuyết vĩnh cữu

Tại sao các đai thực vật phát triển theo độ cao khác nhau (do độ ẩm, nhiệt độ thay đổi)

3. Các môi trường tự nhiên

a. Môi trường ôn đới Hải dương

  • Đặc điểm: Hè mát, đông khong lạnh lắm, nhiệt đọ thường trên 00C, mưa quanh năm trung bình từ 800- 1000mm
  • Phân bố: Ven biển Tây Âu
  • Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng
  • Thực vật: Rừng lá rộng

b. Môi trường ôn đới lục địa:

  • Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi, hè nóng có mưa
  • Phân bố: Khu vực Đông Âu
  • Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè, mùa đông đóng băng
  • Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế

c. Môi trường Đại Trung Hải:

  • Đặc điểm: mùa đông không lạnh có mưa, mùa hẹ nóng, khô
  • Phân bố: Nam Âu, Ven Địa Trung Hải
  • Sông ngòi: Ngắn dốc nhiều nước vào mùa thu, đông
  • Thực vật: rừng thưa, cây bụi gai

d. Môi trường núi cao:

  • Môi trường núi cao có mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây
  • Thực vật thay đổi theo độ cao


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!