Giáo án Địa lý 7 bài 35
Giáo án Địa lý lớp 7
Giáo án Địa lý 7 bài 35 được biên soạn với nội dung kỹ lưỡng nhằm cung cấp kiến thức để học sinh nhanh chóng nắm được vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, kích thước để biết châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn, biết thêm châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn với sự tiêu diệt thổ dân.
Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được vị trí địa lý, giới hạn, kích thước của châu Mĩ để hiểu rằng đây là châu lục nằm tách biệt ở nửa cầu Tây có diện tích rộng lớn đứng thứ hai thế giới.
- Chu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần dân tộc đa dạng, văn hoá độc đáo.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và các luồng nhập cư vào châu Mĩ để rút ra kiến thức về quy mô lãnh thổ và sự hình thành dân cư châu Mĩ.
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần thương yêu đoàn kết giúp nhau cùng phát triển.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- - Quốc gia nào có nền kinh tế phát triển nhất chu Phi? Nằm trong khu vực nào? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế?
- - Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất châu Phi? Có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế?
2. Bài mới:
- - Xác định vị trí các châu lục trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- - Châu nào nằm ở giữa cầu Đông?
- - Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc?
- - Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc và nửa cầu Nam?
- - Châu Mĩ tìm ra muộn (1492), nhiều luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng...
Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!