Giáo án Địa lý 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Admin
Admin 04 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 24: Phân bố dân cư - Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Giáo án Địa lý 10 bài 25: Thực hành phân bố tích lược đồ phân bố dân cư thế giới

Giáo án Địa lý 10 bài 27: Vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng tới phân bổ nông nghiệp - Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức

  • Trình bày được khái niệm nguồn lực; hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.

2. Kĩ năng

  • Phân tích các sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
  • Biết cách tính cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

3. Thái độ

Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ nền kinh tế của đất nước sau này.

II. Thiết bị dạy học

Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong sgk phóng to.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra vở thực hành của 3 học sinh

3. Dạy bài mới

Mở bài: GV đưa ra một vài câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Cơ cấu nền kinh tế là gì? Có các loại nguồn lực nào? Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cá nhân

+ GV giao nhiệm vụ: Đọc mục 1 và dựa vào sơ đồ, hãy nêu khái niệm nguồn lực và các loại nguồn lực.

+ HS làm việc độc lập

+ GV chỉ định một vài HS trả lời câu hỏi.

+ GV tóm tắt và giải thích rõ hơn khái niệm và sự phân chia các loại nguồn lực. GV nói thêm về nguồn lực bên trọng (nội lực) và nguồn lực bên ngoài (ngoại lực).

HĐ2: cặp đôi

- GV giao nhiệm vụ: đọc mục 3, hãy nêu vai trò của từng loại nguồn kực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cho ví dụ chứng minh

- GV chỉ định một vài HS trả lời, sau đó tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và bổ sung, làm rõ thêm vai trò của từng loại nguồn lực

HĐ 3: Cả lớp.

* GV giải thích khái niệm cơ cấu nền kinh tế.

* GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ cơ cấu nền kinh tế và nêu các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế:

- Cơ cấu ngành:

+ Gồm 3 nhóm: NN-CN-DV tương ứng với sự phát triển nền văn minh của nhân loại qua 3 giai đoạn.

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu về cơ cấu GDP theo ngành thời kì 1990 – 2004, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển và của Việt Nam.

+ Phân tích bảng 26: Đang có sự chuyển dich giữa các nhóm ngành:

TG: giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II,III

Nhóm nước phát triển: giảm tỉ trọng KV I, II, tăng tỉ trọng KV III

Nhóm nước đang phát trỉên: giảm tỉ trọng KV I, tăng KV II, III

Vnam

+ KT tri thức: lấy yếu tố tri thức hiện đại của KH-CN và quản lí làm nền tảng. Tri thức chiếm 70% trong sản xuất sản phẩm => phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

- Cơ cấu thành phần KT: giảm KT khu vức quốc doanh, tăng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

=> góp phần phát huy tối đa nguồn lực trong nước và nước ngoài, khia thác triệt để tiềm lực KT-VH.

* GV giải thích khái niệm cơ cấu lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành.

* GV giải thích, làm rõ cơ cấu thành phần kinh tế; phân tích mối quan hệ giữa ba bộ phận của cơ cấu nền kinh tế, lưu ý vai trò quan trọng của cơ cấu ngành.

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm:

Nguồn lực là tổng thể các nguồn vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường.

2. Các loại nguồn lực

Nguồn lực được phân thành ba loại:

- Vị trí địa lí

- Nguồn lực tự nhiên

- Nguồn lực kinh tế - xã hội.

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế.

- Vị trí địa lý tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia.

- Nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

- Cơ cấu ngành kinh tế.

- Cơ cấu thành phần kinh tế.

- Cơ cấu lãnh thổ

a. Cơ cấu ngành: Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế: được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

c. Cơ cấu lãnh thổ: Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí.

- Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

4. Đánh giá

Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho đúng với vai trò của từng loại nguồn lực.

A. Nguồn lực

B. Vai trò

1. Vị trí địa lí

a. Để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp

2. Nguồn lực tự nhiên

b. Tạo điều kiện trong việc trao đổi giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

3. Nguồn lực kinh tế - xã hội

c. Là cơ sở tự nhiên của các quá trình sản xuất.

5. Hoạt động nối tiếp.

  • Hướng dẫn làm bài tập số 2 trang 102 SGK.
  • GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm