Giáo án Công nghệ 9 bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện (Tiết 1)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 10 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Công nghệ 9 bài 6

Giáo án Công nghệ 9 bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện (Tiết 1) là tài liệu giáo án điện tử lớp 9 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 9 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Bài 6: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (T1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nắm được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp.
  • Hiểu quy trình tiến hành lắp mạch điện bảng điện.

2. Kĩ năng:

  • Nắm quy trình lắp mạch điện bảng điện.

3. Thái độ:

  • Yêu thích bộ môn, làm việc cẩn thận, tỉ mỹ.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

  • Nghiên cứu sơ đồ nguyên lý.

2. HS:

  • Xem lại sơ đồ mạch điện ở CN8.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

9A1: ……………………………………………………………...

9A2: ………………………………………………………………

9A3: ………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

  • Nêu kĩ thuật nối dây dẫn thẳng và phân nhánh đối với dây nhiều sợi?

3. Đặt vấn đề: (1 phút)

  • GV nêu vấn đề và HS đề xuất và GV đặt vấn đề vào bài.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện: (10 phút)

- Theo dõi

- Không thể thiếu bóng đèn.

- Cầu chì, công tắc, ổ điện...

- Rất đa dạng, phong phú.

- HS chú ý theo dõi.

- Bảng điện là một bộ phận của mạng điện trong nhà. Trên nó có lắp các thiết bị điện.

+ Bảng điện chính: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà, trên nó có cầu dao, cầu chì, công tơ điện

+ Bảng điện nhánh: cung cấp điện đến đồ dùng điện, trên có lắp ổ điện, công tắc, cầu chì...

- Giới thiệu theo sgk.

+ Trong mạch điện trong nhà có thể thiếu bóng đèn hay không?

+ Trên bảng điện thường có các thiết bị điện nào?

+ Có bao nhiêu thiết bị điện, vai trò của nó?

- Giới thiệu mạch điện bảng điện trong phòng học.

- Nêu chức năng của bảng điện?

- Có mấy loại bảng điện? Khái niệm về các loại bảng điện đó?

Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt: (10 phút)

- Theo dõi và tìm ra các phần tử và chức năng của mạch điện

- Theo dõi và ghi vở

- Giới thiệu mạch điện bảng điện một công tắc điều khiển một đèn sợi đốt, 1 ổ điện, hai cầu chì

- Mục đích sử dụng, vị trí lắp bảng điện

- Vị trí lắp các phần tử

- Phương pháp lắp dây dẫn.

- Kiểm tra sơ đồ lắp ráp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện: (15 phút)

- B1: Vạch dấu:

+ Kích thước bảng điện, phụ thuộc vào kích thước của thiết bị điện.

+ Bố trí thiết bị điện cho thẩm mỹ.

+ Kí hiệu riêng cho lỗ vít, lỗ luồng dây, chọn cạnh chuẩn khi vạch dấu.

- B2: Khoan lỗ.

- B3: Nối dây cho thiết bị điện:

+ Đo và luồng dây qua các lỗ luồng dây ở bảng điện.

+ Nối các đầu dây vào bảng điện.

- B4: Lắp thiết bị điện vào bảng địên:

+ Lắp đúng vị trí đã làm dấu.

- B5: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu, kiểm tra các mối nối, bố trí thiết bị điện thích hợp.

- HS ghi bài vào vở.

- Cho HS nêu qui trình lắp ráp?

- GV chốt lại và cho HS ghi bài vào vở.

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5 phút)

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Vẽ sơ đồ theo cá nhân.

- Chú ý lắng nghe.

- Trình tự tiến hành lắp mạch điện bảng điện?

-Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện cụ thể (tự chọn)

- Chuẩn bị cho nội dung tiếp theo.

- Học bài cũ.

5. Ghi bảng:

1. Mạch điện bảng điện:

  • Bảng điện là một bộ phận của mạng điện trong nhà. Trên nó có lắp các thiết bị điện.
    • Bảng điện chính: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà, trên nó có cầu dao, cầu chì, công tơ điện
    • Bảng điện nhánh: cung cấp điện đến đồ dùng điện, trên có lắp ổ điện, công tắc, cầu chì...

2. Vẽ sơ đồ lắp ráp mạch điện:

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý:

Giáo án Công nghệ 9 bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện (Tiết 1)

b. Vẽ sơ đồ lắp ráp:

3. Lắp mạch điện bảng điện:

  • Qui trình lắp ráp
    • Vạch dấu → Khoan lỗ → Nối dây cho thiết bị → lắp ráp thiết bị lên bảng điện → kiểm tra
  • B1: Vạch dấu:
    • Kích thước bảng điện, phụ thuộc vào kích thước của thiết bị điện.
    • Bố trí thiết bị điện cho thẩm mỹ.
    • Kí hiệu riêng cho lỗ vít, lỗ luồng dây, chọn cạnh chuẩn khi vạch dấu.
  • B2: Khoan lỗ.
  • B3: Nối dây cho thiết bị điện:
    • Đo và luồng dây qua các lỗ luồng dây ở bảng điện.
    • Nối các đầu dây vào bảng điện.
  • B4: Lắp thiết bị điện vào bảng địên:
    • Lắp đúng vị trí đã làm dấu.
  • B5: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu, kiểm tra các mối nối, bố trí thiết bị điện thích hợp.

IV. Rút kinh nghiệm:

.................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................

10 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm