Giáo án Công nghệ 9 bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện (Tiết 1)
Giáo án Công nghệ 9 bài 5
Giáo án Công nghệ 9 bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện (Tiết 1) là tài liệu giáo án điện tử lớp 9 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 9 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án Công nghệ 9 bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện (Tiết 3)
Giáo án Công nghệ 9 bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện (Tiết 2)
Bài 5: THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn, các phương pháp và kĩ thuật nối dây dẫn điện.
2. Kĩ năng: Nối được các loại dây dẫn điện thông thường đúng kĩ thuật.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, an toàn trong lao động.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Kiến thức về nối dây dẫn điện, một số loại dây dẫn điện, thiết bị cần thiết phụ vụ mối nối
2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
9A1: ……………………………………………………………...
9A2: ………………………………………………………………
9A3: ………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới.
3. Đặt vấn đề: (2 phút) Để có một mạch điện thì chúng ta cần dụng cụ và thiết bị điện. Vậy để nối các dụng cụ với nhau ta cần có dây điện và cách nối của chúng như thế nào thì ta vào bài hôm nay để tìm hiểu.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung trình tự thực hành: (37 phút) |
|
- Theo dõi. - Theo dõi và nắm được kĩ thuật nối dây dẫn. - Theo dõi.
- Phóng tia lửa điện gây hoả hoạn. Nối chắc, bền, đẹp. - Chất lượng của mối nối ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của mạch điện. Nếu mối nối lỏng thì sẽ gây ra sự cố đứt mạch, phát ra tia lửa điện gây ra hỏa hoạn. - HS tiến hành nêu quy trình. |
- Giới thiệu kiến thức về nối dây dẫn điện. - Làm mẫu cho HS theo dõi. - Nêu một số mối nối cho dây dẫn cho HS tham khảo. - Nếu mối nối lỏng thì gây ra hiện tượng gì? Cần khắc phụ như thế nào?
- Cho HS nêu qui trình thưc hiện mối nối? |
Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (5 phút) | |
- HS làm theo hướng dẫn của GV. - Tiến hành làm thử mối nối. - HS chú ý lắng nghe lời dặn dò của GV. |
- Cho HS nhắc lại qui trình thực hiện mối nối? - HS làm thử lại mối nối? - Y/c HS học quy trình thực hiện mối nối. - Chuẩn bị thiết bị cho bài thực hành tiết sau. - Chuẩn bị cho nội dung tiếp theo. |
5. Ghi bảng:
I. Qui trình thực hành:
- Chất lượng của mối nối ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của mạch điện. Nếu mối nối lỏng thì sẽ gây ra sự cố đứt mạch, phát ra tia lửa điện gây ra hỏa hoạn.
1. Các loại mối nối:
- Nối thẳng (nối tiếp)
- Nối phân nhánh (nối rẽ)
- Nối dùng phụ kiện
2. Yêu cầu của mối nối:
- Dẫn điện tốt, các mặt tiếp xúc phải sạch, điện tích tiếp xúc đủ lớn, chặc (hàn thiết)
- Có độ bền cơ học cao: chịu sức kéo, sức căn và rung chuyển
- An toàn điện, cách điện tốt, mối nối không sắc
- Đảm bảo mặt mỹ thuật
3. Qui trình thực hành:
a. Bóc vỏ cách điện: Không được cắt vào lõi. Độ dài phần bóc phụ thuộc vào đường kính dây (15-20 lần đường kính).
- Bóc cách vát: Gọt bỏ lớp vỏ cách điện góc 300 với dây tiết điện nhỏ cần dùng kềm
- Bóc phân đoạn: Dùng cho dây có hai lớp cách điện. Lớp ngoài cắt lệch với lớp trong 5-8mm
b. Làm sạch lõi: Dùng giấy ráp làm sạch lõi đến khi thấy ánh kim
c. Nối dây dẫn điện: Tuỳ theo mối nối mà chúng ta chọn cách nối cho thích hợp
d. Cách điện cho mối nối: Quấn băng cách điện, quấn từ trái sang phải. Lớp trong quấn phần mối nối lớp ngoài quấn chồng lên 2 phần lớp vỏ cách điện.
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................