Giáo án Công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng

Admin
Admin 08 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Công nghệ 9 bài 1

Giáo án Công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng là tài liệu giáo án điện tử lớp 9 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 9 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.

2. Kỹ năng: Biết cách tìm thông tin về nghề điện dân dụng.

3. Thái độ: Biết một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng, có định hướng nghề nghiệp sau này.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Một số thông tin về nghề điện dân dụng.

2. HS: Nội dung bài học.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

9A1: ……………………………………………………………………

9A2: ……………………………………………………………………

9A3: ……………………………………………………………………

2. Đặt vấn đề: Giới thiệu chương trình của môn công nghệ 9, giới thiệu nghề điện dân dụng (4 phút)

3. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng: (10 phút)

- Nêu một số nghành nghề liên quan đến điện năng

- Ảnh hưởng rất lớn: năng suất lao động thấp, thậm chí không hoạt động được.

- Hãy nêu một số nghành nghề có sử dụng năng lượng điện?

- Ví như không có điện năng thì các nghành nghề đó bị ảnh hưởng như thế nào?

- Vậy chúng ta cần có những hiểu biết về điện là vấn đề cấp thiết.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm yêu cầu của nghề: (25 phút)

- Dụng cụ điện, thiết bị điện...

- Trong nhà cũng như ngoài trời, cố định cũng như lưu động

- Hoàn thành bài tập

- HS trả lời cá nhân câu hỏi của GV

- Hoàn thành phần bài tập

- Có kiến thức về điện năng, yêu nghề...

- Theo dõi

- Lấy thêm ví dụ

- Theo dõi và ghi vở

- Người thợ điện làm việc với dụng cụ gì?

- Hoàn cảnh làm việc của nghề?

- HS hoàn thành bảng 6

- Người làm nghề điện dân dụng làm việc trong những điều kiện như thế nào?

- HS hoàn thành phần 3

- Để làm được nghề điện dân dụng cần những điều kiện tối thiểu như thế nào?

- Dự đoán tốc độ phát triển của nghề

- Lấy ví dụ cụ thể

- Giới thiệu những nơi đào tạo nghề.

Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (5 phút)

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời theo cá nhân.

- Chú ý lắng nghe.

- Cho HS củng cố lại nội dung bài học bằng một số bài tập.

- Cho HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

- Chuẩn bị bài mới bài 2 SGK.

4. Ghi bảng:

I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng:

  • Nghề điện góp phần đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Nghề điện dân dụng có vị trí rất quan trọng trong sản xuất và đời sống.

II. Đặc điểm, yêu cầu:

1. Đối tượng lao động của nghề:

  • Thiết bị bảo vệ, đóng cắt, lấy điện.
  • Nguồn điện, thiết bị đo lường, vật liệu, dụng cụ làm việc của nghề, các loại đồ dùng điện.

2. Nội dung lao động của nghề:

  • Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà lắp đặc các loại thiết bị điện.
  • Lắp đường dây cao áp, hạ áp sửa chữa, bảo dưỡng một số đồ dùng điện.

3. Điều kịên làm việc của nghề:

  • Làm việc ngoài trời thừơng hay lưu động.
  • Làm việc trong nhà.
  • Nguy hiểm vì thường xuyên tiếp xúc với điện, làm việc trên cao.

4. Yêu cầu của nghề:

  • Kiến thức: Tối thiểu TNTHCS.
  • Kỹ năng: Đo lường, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện.
  • Thái độ: Yêu nghề, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng, chính xác.
  • Sức khỏe: Đủ điều kiện sức khoẻ.

5. Triển vọng của nghề:

  • Cần thiết cho sự nghịêp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
  • Gắn liền với sự phát triển của điện năng, đồ dùng điện, xây dựng
  • Phát triển không chỉ thành phố mà còn ở nông thôn.
  • Người thợ phải luôn cập nhật kiến thức

6. Những nơi đào tạo nghề:

7. Những nơi hành nghề:

IV: Rút kinh nghiệm:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm