Giáo án Công nghệ 8 bài 46: Máy biến áp một pha theo CV 5512

Admin
Admin 22 Tháng mười một, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 46: Máy biến áp một pha được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha.

- HS hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.

- Bài thực hành: Hiểu được cấu tạo, số liệu kỹ thuật và sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo an toàn.

- Quan sát để hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, nắm được số liệu kỹ thuật, tự luyện kỹ năng tháo lắp.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, sống có trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- Tranh vẽ và mô hình máy biến áp.

- Các mẫu vật về lá thép, lõi thép, dây quấn … của máy biến áp.

- Máy biến áp còn tốt.

- Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc atomat ở phía trước ổ điện.

- Dụng cụ, thiết bị:

+ Kìm, tua vít, một số cờ lê.

+ 1 máy biến áp một pha 220V/6V.

+ 1 bóng đèn sợi đốt 6V - 15W.

+ 1 máy biến áp tháo rời vỏ và một số dạng lõi thép.

+ 1 ampe kế, 1 công tắc, 1 đồng hồ vạn năng.

2- Học sinh: Đọc trước bài mới

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG: 5’

Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho HS. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Nội dung: HĐ cá nhân

Sản phẩm: Đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ theo nhóm.

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: ? Gia đình em được một người họ hàng cho một nồi cơm điện có định mức là 110V. Vậy gđ em có cắm nồi cơm trực tiếp vào mạng điện của nhà không điện áp? Và phải xử lí như nào đối với nồi cơm điện này?

- HS: Không, …

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :.

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

HĐ1: Tìm hiểu chức năng của máy biến áp.

1. Mục tiêu: hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp một pha.

2. Nội dung: Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu…

+Để cho bóng đèn 6V sáng được thì ta dùng máy biến áp để giảm điện áp từ 220V xuống mức điện áp 6V để đèn sáng bình thường.

+Vào những buổi tối mùa hè, ở những nơi xa nguồn điện, nhiều gia đình có điện rất yếu. Khi đó họ phải dùng sút để kích điện áp tăng lên về mức ổn định 220V. Sút đó cũng là một dạng của máy biến áp.

?Vậy qua 2 VD trên em hãy cho biết chức năng của máy biến áp là gì.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh TL- Giáo viên q/s h/d

- Dự kiến sản phẩm:Chức năng của máy biến áp là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha

*Báo cáo kết quả cá nhân b/c

*Đánh giá kết quả cá nhân nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp

1. Mục tiêu: hiểu được cấu tạo của máy biến áp một pha.

2. Nội dung: hđ nhóm, kt khăn trải bàn

3. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Máy biến áp gồm mấy bộ phận chính? Đó là bộ phận nào? Ngoài các bộ phận đó còn bộ phận nào khác?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

a. Lõi thép:

- Làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành 1 khối.

b. Dây quấn:....

*Báo cáo kết quả nhóm b/c

*Đánh giá kết quản nhóm nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

-GV giới thiệu kí hiệu máy biến áp bằng cách treo bảng phụ H46.4 lên bảng cho HS quan sát

HĐ 3: Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của máy biến áp 1 pha.

1. Mục tiêu: Hiểu được chức năng và cách sử dụng của máy biến áp 1 pha.

2. Nội dung: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu? Theo em giữa dây sơ cấp và dây thứ cấp có nối trực tiếp với nhau về điện không.

- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh TL- Giáo viên QS

- Dự kiến sản phẩm: Không, vì dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp không nối với nhau

*Báo cáo kết quả các nhóm b/c

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Mối quan hệ giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp với số vòng dây tương ứng của chúng được thể hiện ở công thức:

U1 N1

= =k (k là hệ số biến áp) (1)

U2 N2

?Dựa vào công thức (1) hãy cho biết về mặt toán học giữa điện áp và số vòng dây có mối quan hệ ntn với nhau.

+HS trả lời:quan hệ tỉ lệ thuận.

 

-GV hướng dẫn rút ra CT:

N2.U1

U2 = (2)

N1

-Gv giới thiệu :có 2 loại máy biến áp:

+Máy biến áp tăng áp: biến đổi điện áp từ mức thấp lên mức cao.

+Máy biến áp hạ áp: biến đổi điện áp tư mức cao xuống nức thấp.

?Hãy so sánh U1 và U2, N1 và N2 của máy biến áp tăng áp và máy biến áp hạ áp.

=>GV chính xác hóa, KL.

?Dựa vào CT (2) hãy cho biết: khi điện áp đầu vào (U1) thay đổi, muốn giữ điện áp đầu ra không đổi ta phải làm gì.

=>GV chính xác hóa,KL.

-GV tổ chức cho HS làm bài tập VD (SGK)

=>Gọi 1 HS lên bảng trình bày.

=>GV chữa bài.

HĐ 4: Tìm hiểu về các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng máy biến áp 1 pha.

1. Mục tiêu: Giải thích ý nghĩa của các đại lượng điện định mức

2. Nội dung: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu? Hãy quan sát mô hình và cho biết trên máy biến áp 1 pha ghi các số liệu kĩ thuật nào.

?Hãy cho biết công dụng của máy biến áp là gì.

?Vậy để máy biến áp làm việc được lâu bền ta cần chú ý điều gì.

- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh TL- Giáo viên QS

- Dự kiến sản phẩm :

-Công suất định mức: Pđm(VA,kVA)

-Điện áp định mức: Uđm(V)

-Dòng điện định mức: Iđm(A).

-Công dụng dùng để tăng hoặc giảm điện áp.

- Đúng điện áp định mức, công suất định mức và dòng điện định mức

*Báo cáo kết quả các nhóm b/c

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1/ Cấu tạo:

a. Lõi thép:

-Làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành 1 khối.

 

- Chức năng: Dẫn từ cho máy biến áp.

 

b. Dây quấn:

 

- Lõi thép: làm bằng lá thép KTĐ. Dùng dẫn từ cho MBA

 

 

 

- Làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép.

- Chức năng: Dùng để dẫn điện.

 

 

 

 

- Gồm 2 cuộn dây quấn:

+Cuộn dây sơ cấp: nối với nguồn điện (điện áp U1; số vòng dây N1).

+Cuộn dây thứ cấp: nối với phụ tải (điện áp U2; Số vòng dây N2).

 

 

2. Nguyên lí làm việc.

 

-Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

 

 

 

 

-Tỉ số điện áp giữa 2 cuộn dây bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng:

(k là hệ số biến áp)

 

- Điện áp

-Máy tăng áp: U1<U2; N1<N2.

-Máy giảm áp: U1>U2; N1>N2.

 

 

 

*Bài tập VD:

Tóm tắt: U1=160V

U2=110V

N2=230 vòng

 

?N1=?

Giải:..

4/ Các số liệu kĩ thuật:

-Công suất định mức: Pđm(VA, kVA)

-Điện áp định mức: Uđm(V)

-Dòng điện định mức: Iđm(A).

 

*Sử dụng:
-Công dụng dùng để tăng hoặc giảm điện áp.

-Yêu cầu sử dụng:
(SGK)

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm việc thận trọng, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với điện

Nội dung: Hoạt động nhóm,

Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu…

Câu 1: Mô tả cấu tạo của máy biến áp?

Câu 2: Hãy nêu công dụng của máy biến áp?

- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ trả lời. thảo luận nhóm

- Giáo viên…q/s hd

- Dự kiến sản phẩm…

+ Gồm lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép lại và dây quấn làm bằng dây điện từ

+ Công dụng dùng để tăng hoặc giảm điện áp.

* Báo cáo kết quả theo nhóm

* Đánh giá kết quả nhóm nx d/g

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: Làm bài tập 3 SGK trang 161

- Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề.

Nội dung: Hoạt động cặp đôi

Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu… Làm bài tập 3 trang 161

- Học sinh tiếp nhận làm bài tập .

- Giáo viên yêu cầu…

? Gia đình em đã sử dụng máy biến áp như thế nào để đảm bảo an toàn điện?

- Học sinh tiếp nhận… suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ trả lời. thảo luận nhóm

- Giáo viên…q/s hd

- Dự kiến sản phẩm…

U2=12V; N2 = 270 vòng

+ Để ổn định dòng điện

*Báo cáo kết quả theo nhóm cặp đôi cho một cặp đôi b/c các đôi khác nx

*Đánh giá kết quả các đôi khác nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-GV yêu cầu HS về nhà học bài và đọc trước bài mới cho tiết học sau.

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Hiểu cấu tạo của máy biến áp.
  • Hiểu chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.

2. Kĩ năng: Vận hành được máy biến áp một pha.

3. Thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc, thực hiện an toàn trong lao động.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Mô hình máy biến áp một pha.

2. HS: Các số liệu kĩ thuật của máy.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’

ĐỀ:

Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha?

ĐÁP ÁN:

1) Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha:

a) Cấu tạo:

  • Stato:
    • Gồm có lõi thép và dây quấn. Lõi thép Stato là những lá thép kĩ thuật điện được ghép lại với nhau và cách điện nhau. Bên trong có rãnh để quấn dây quấn điện từ. Cuộn dây gồm nhiều vòng dây quấn cách điện nhau trên lõi thép.
    • Stato có chức năng tạo ra từ trường.
  • Roto:
    • Gồm lõi thép và dây quấn. Lõi thép là những lá thép kĩ thuật điện được ghép cách điện nhau, mặt ngoài có rãnh. Cuộn dây quấn gồm các thanh dẫn đặt trên rãnh của lõi thép.
    • Chức năng của Roto làm quay máy công tác.

b. Nguyên lý làm việc:

  • Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy qua dây quấn Stato và dòng điện cảm ứng trong cuộn dây quấn Roto. Tác dụng từ của dòng điện làm cho Roto của động cơ quay với tốc độ n.
  • Điện năng đưa vào động cơ điện được biến thành cơ năng và tỏa nhiệt. Cơ năng này là nguồn động lực cho máy công tác.

3. Đặt vấn đề: GV đưa ra vấn đề cho HS thảo luận đưa ra ý kiến và GV đặt vấn đề vào bài mới.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu máy biến áp một pha:

- Tìm hiểu máy biến áp

- Gồm có lõi và vỏ máy. Ngoài ra còn có đồng hồ đo điện, đèn tín hiệu...

- Gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện được ghép cách điện với nhau.

-Trên lõi máy có các cuộn dây điện từ quấn trên lõi máy. Lõi dẫn từ

- HS chú ý và ghi bài: Cuộn dây gồm nhiều vòng dây quấn cách điện nhau.

- Cho HS quan sát máy biến áp một pha cùng với SGK cho biết:

+ Cấu tạo máy biến áp một pha?

+ Cấu tạo của lõi máy?

 

- Nêu vai trò của lõi máy biến áp?

 

- Giới thiệu các cuộn dây quấn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và sử dụng:

- Nêu các số liệu kĩ thuật của máy biến áp.

 

-Nêu cách sử dụng máy biến áp.

- Cho HS tìm hiểu các số liệu kĩ thuật trên máy biến áp?

- Nêu cách sử dụng máy biến áp?

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà:

- HS đọc ghi nhớ SGK.

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Lắng nghe dặn dò.

- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?

- Hướng dẫn HS Trả lời câu hỏi SGK?

- Y/c HS về nhà học ghi nhớ.

- Chuẩn bài mới bài 38 SGK.

5. Ghi bảng:

1. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là dây quấn và lõi máy biến áp. Ngoài ra còn có vỏ, đồng hồ, đèn tín hiệu, núm điều chỉnh...

a. Lõi thép: - Gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện (dày: 0.35-0.5mm) được ghép cách điện với nhau, tạo thành khối để dẫn từ nhằm làm giảm tiêu hao năng lượng.

b. Dây quấn: - Là dây điện từ, được quấn cách điện nhau trên lõi thép, cách điện với lõi thép.

  • Chức năng của máy làm mạch dẫn từ và tạo khung dây quấn.
  • Dây quấn dùng dẫn điện.
    • Dây quấn sơ cấp được nối với nguồn điện (U1, N1)
    • Dây quấn thứ cấp nối với tải tiêu thụ (U2, N2)

2. Số liệu kĩ thuật: - Pđm - Uđm - Iđm

3. Sử dụng:

  • Dùng ổ định điện áp thứ cấp
  • Dùng biến đổi điện áp của dòng một pha xoay chiều
  • Dùng cho các thiết bị điện, điện tử..
  • Điện áp vào < Uđm
  • Không để máy làm việc quá Pđm
  • Đặc máy ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát...
  • Máy mới mua hay để lâu phải kiểm tra trước khi dùng.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 46: Máy biến áp một pha theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm