Giáo án Công nghệ 8 bài 20: Dụng cụ cơ khí theo CV 5512

Admin
Admin 15 Tháng mười một, 2021

Giáo án Công nghệ 8 bài 20: Dụng cụ cơ khí được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:- Biết được hình dáng cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.

- Biết công dụng và cách sử dụng các dụng cụ cơ khí phổ biến.

- Sử dụng được các dụng cụ cầm tay.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất: Có ý thức bảo quản giữ gìn dụng cụ và bảo đảm an toàn khi sử dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên: Các dụng cụ cơ khí: thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa.

2- Học sinh: Một số dụng cụ mà gia đình thường dùng: Cờ lê, mỏ lết, tua vít, búa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

Nội dung: Trả lời câu hỏi (Tổ chức trò chơi tiếp sức).

Sản phẩm: HS liệt kê các loại dụng cụ cơ khí.

Tổ chức thực hiện: GV chia lớp làm 2 đội. Các đội cử từng bạn lên viết tên các dụng cụ cơ khí, bạn viết xong một tên thì bạn khác trong đội mới được lên viết..

Kết quả: Nhóm nào không phạm quy, liệt kê được nhiều sẽ là đội chiến thắng.

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hằng ngày trong gia đình chúng ta thường có rất nhiều dụng cụ như cờ lê, mỏ lết, kìm, búa.... Chúng được gọi là dụng cụ cơ khí. Vậy dụng cụ cơ khí này có cách phân loại, có cấu tạo.... như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay để tìm hiểu những vấn đề này.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

HĐ1. Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra:10’

Mục tiêu: Tìm hiểu được về cấu tạo và cách sử dụng của 1 số dụng cụ đo và kiểm tra: Thước lá, thước đo góc…

Nội dung: Hđ cá nhân, HĐ nhóm.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK.

GV cho HS hoạt động theo nhóm:

? Hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ?

- Cho HS quan sát các dụng cụ thật và tìm hiểu vật liệu làm nên chúng.

-Học sinh: đọc nội dung thông tin SGK, quan sát.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: HĐ cá nhân rồi hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.

- Giáo viên quan sát các nhóm trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

=>GV chính xác hóa, kl.

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV :

? Em hãy cho biết để đo các kích thước lớn, người ta dùng dụng đo gì?

? Quan sát hình 20.2 hãy nêu cấu tạo của thước cặp?

? Hãy nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng?

- HS suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs trả lời

- GV giúp HS chốt kiến thức, kết luận.

- Giáo viên lắng nghe HS trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

=>GV chính xác hóa, kl.

I. Dụng cụ đo và kiểm tra:

1. Thước đo chiều dài:

 

a. Thước lá:

- Chế tạo: làm bằng thép hợp kim, trên thước có vạch, các vạch nhỏ cách nhau 1mm.

- Dùng đo độ dài.

- Làm bằng hợp kim

 

 

 

 

 

 

b. Thước cặp:

SGK

2. Thước đo góc:

- Êke.

- Ke vuông.

- Thước đo góc vạn năng.

HĐ2. Tìm hiểu các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt: 10’

Mục tiêu: Tìm hiểu được về cấu tạo và cách sử dụng của 1 số dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.

Nội dung: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Yêu cầu HS quan sát hình 20.4 và nêu lên tên gọi, công dụng các dụng cụ trong hình vẽ?

? Mô tả hình dạng và cấu tạo các dụng cụ trong hình vẽ?

+HS quan sát, đọc nội dung thông tin SGK.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: quan sát các dụng cụ thật và nêu lên vật liệu làm nên nó.

- Giáo viên quan sát các HS trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV phân tích cách sử dụng mỏ lết, cờ lê.

II/ Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt

 

1. Dụng cụ tháo lắp:

- Mỏ lết

- Cờ lê

- Tua vít

 

2. Dụng cụ kẹp chặt :

- Ê tô.

- Kìm.

HĐ3. Tìm hiểu các dụng cụ gia công: 10’

Mục tiêu: Tìm hiểu được về cấu tạo và công dụng của 1 số dụng cụ gia công thông dụng.

Nội dung: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

- Yêu cầu HS quan sát hình 20.5 và nêu lên tên gọi, công dụng các dụng cụ trong hình vẽ?

? Mô tả hình dạng và cấu tạo các dụng cụ trong hình vẽ ?

+HS quan sát.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: quan sát các dụng cụ thật và nêu lên vật liệu làm nên nó

- Giáo viên quan sát HS trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét và kết luận.

III/ Dụng cụ gia công

 

- Búa

- Cưa

- Đục

- Dũa

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 3’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nội dung: HS làm bài tập mà Gv giao cho (HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở

Tổ chức thực hiện:

Cho học sinh làm bài. Hãy chọn câu trả lời đúng:

1. Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ tháo, lắp?

  1. Mỏ lết
  2. Cờ lê
  3. Tua vít
  4. Êtô

Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ gia công?

  1. Búa
  2. Kìm
  3. Dũa
  4. Cưa

Đáp án: 1.D 2.B

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 4’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi; Học sinh về tìm hiểu thêm về các dụng cụ cơ khí trên internet.

Nội dung: Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho (HĐ nhóm); Tìm hiểu thêm về các dụng cụ cơ khí (HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.

Tổ chức thực hiện:

Khi kẹp chặt vật, trong trường hợp nào người ta dùng eto hay dùng kìm?

HS: Khi gia công một vật mà cần lực lớn thì ta dùng eto, còn lực gia công nhỏ thì ta dùng kìm.

Tìm hiểu thêm về các dụng cụ cơ khí trên internet.

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cơ khí cầm tay đơn giản.

2. Kĩ năng: - Biết công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí cơ bản.

3. Thái độ: - Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ cơ khí, làm việc an toàn.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Tranh vẽ dụng cụ cơ khí, các loại dụng cụ cơ khí cầm tay cơ bản.

2. HS: - Tìm hiểu bài ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (6’)

  • Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại?
  • Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

3. Đặt vấn đề: (1’)

GV yêu cầu HS nêu lại quá trình hình thành sản phẩm cơ khí?

GV đặt vấn đề: Để có sản phẩm chúng ta phải có vật liệu và dụng cụ gia công.

Vậy những dụng cụ trong ngành cơ khí gồm những dụng cụ nào? Chúng có vai trò như thế nào trong việc gia công cơ khí? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra: (15’)

- Tìm hiểu thông tin, quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi của GV:

- Chế tạo bằng thép hợp kim, không co dãn, không gỉ, dùng để đo chiều dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm.

- Dùng để đo chiều dài.

- Tìm hiểu thông tin, quan sát hình 20.3 và trả lời các CH của GV.

- Gồm êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng.

 

- Nêu cách đo góc bằng thước đo góc vạn năng.

- HS ghi bài vào vở.

- Cho HS quan sát hình 20.1, 20.2 SGK, các dụng cụ thật và tìm hiểu thông tin mục 1.

- Mô tả hình dạng, cấu tạo, vật liệu chế tạo và công dụng của thước lá?

 

- Thước lá dùng để làm gì?

- Cho HS quan sát hình 20.3 và tìm hiểu thông tin mục 2 trong SGK.

- Để đo góc ta thường dùng những loại thước nào?

- Hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày cách đo góc bằng thước đo góc vạn năng.

- Nhận xét và bổ sung và kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt: (10’)

- HS quan sát tranh và dụng cụ thật ¨ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

- Mỏ lết: Dùng tháo lắp bulông, đai ốc.

- Cờ lê:Dùng tháo lắp bulông, đai ốc.

- Tuavít: Tháo lắp vít có rãnh.

- ÊTô: Dùng để kẹp chặt vật.

- Kìm: Dùng để kẹp chặt vật.

- HS mô tả hình dạng và cấu tạo của các dụng cụ.

- Trả lời câu hỏi của GV.

 

 

- Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại dụng cụ này.

- GV cho HS quan sát hình 20.4 SGK. Yêu cầu HS nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ?

 

 

 

- Cho HS mô tả cấu tạo, hình dạng của các dụng cụ?

- GV cho HS quan sát dụng cụ thật và cho biết cách sử dụng mỗi loại dụng cụ và vật liệu chế tạo mỗi loại dụng cụ đó?

Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ gia công: (10’)

- HS nêu cấu tạo của từng dụng cụ.

- Nêu công dụng của một số dụng cụ gia công.

Búa: Dùng để đóng tạo lực.

Cưa: Dùng để cưa và cắt các vật liệu.

Đục: Dùng để chặt các vật liệu.

Dũa: Dùng để tạo độ nhẵn bề mặt của vật liệu.

- Tìm hiểu cấu tạo và công dụng của từng dụng cụ gia công?

 

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’)

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS đọc ghi nhớ SGK.

- Ngoài các dụng cụ trên em còn biết những dụng cụ nào khác?

- Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Nêu công dụng của mỗi loại dụng cụ đó?

- Hãy nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công?

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.

- Về nhà học bài, học ghi nhớ SGK.

- Chuẩn bị bài mới

5. Ghi bảng:

I. Dụng cụ đo và kiểm tra:

1. Thước đo độ dài:

a. Thước lá:

  • Dùng đo kích thước của chi tiết, sản phẩm.
  • Thước lá chế tạo từ thép hợp kim, không gỉ, không sét, không giãn, dày 0,9-1,5cm. Dài 150-1000mm. ĐCNN 1mm

b. Thước đo góc: Thường dùng là Eke, ke vuông, thước đo vạn năng.

II. Dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt:

  • Mỏ lết: dùng tháo lắp bulông, đai ốc.
  • Cờ lê: dùng tháo lắp bulông, đai ốc.
  • Tuavít: tháo lắp vít có rãnh.
  • ÊTô: Dùng để kẹp chặt vật.
  • Kìm: Dùng để kẹp chặt vật.

III. Dụng cụ gia công:

  • Búa: Dùng để đóng tạo lực. Cưa: Dùng để cưa và cắt các vật liệu.
  • Đục: Dùng để chặt các vật liệu. Dũa: Dùng để tạo độ nhẵn bề mặt của vật liệu......

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 20: Dụng cụ cơ khí theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm