Giáo án Công nghệ 12 bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung
Giáo án Công nghệ 12 bài 8
Giáo án Công nghệ 12 bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung được chúng tôi tuyển chọn của các giáo viên đang giảng dạy ở các trường có tiếng trong cả nước sẽ giúp thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo để soạn giáo án điện tử lớp 12 hiệu quả. Thư viện Tìm Đáp Án hi vọng giáo án công nghệ 12 này sẽ góp phần giúp quý thầy cô có được một bài soạn hay.
Bài 8 - MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG
I. MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản.
2- Kĩ năng:
Đọc được sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung.
3- Thái độ:
Tuân thủ theo nguyên lí làm việc của các mạch.
II. CHUẨN BỊ
1. Nội dung.
- Nghiên cứu bài 8 sgk
2. Đồ dùng dạy học.
- Tranh vẽ các hình: 8-1; 8-2; 8-3; 8-4 SGK.
- Vật mẫu:
- IC khuếch đại thuật toán.
- Bo mạch tạo xung đa hài thực tế
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định lớp:
Lớp |
Sĩ số |
Vắng |
Có phép |
Không phép |
12A1 |
42 |
|||
12A2 |
45 |
|||
12A6 |
45 |
2- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Sơ đồ ng lí của mạch chỉnh lưu cầu? Các khối chức năng của mạch nguồn một chiều?
3- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức |
HĐ1- Tìm hiểu về mạch KĐ: |
|
* GV: Nhấn mạnh đây là mạch điện rất cơ bản, nó có mặt trong hầu hết các thiết bị điện tử. Có thể dùng Tranzito rời rạc hoặc dùng IC.
* GV: sử dụng tranh vẽ kết hợp vật mẫu như hình 8-1 sgk để giải thích kí hiệu về IC KĐ thuật toán. * HS: Quan sát sơ đồ để biết các kí kiệu.
* GV: Dùng hình 8-2 giải thích nguyên lí làm việc của mạc KĐ điện áp dùng OA. * HS: Lắng nghe và ghi vở. |
I- Mạch khuếch đại: 1- Chức năng của mạch kĐ: - KĐ tín hiệu về mặt điện áp, dòng điện, công suất. 2- Sơ đồ và ng/lí làm việc của mạch kĐ: a- Giới thiệu về IC KĐ thuật toán và mạch kĐ dùng IC: - IC KĐ thuật toán (OA): Có hệ số KĐ lớn, có hai đầu vào và một đầu ra. - Kí hiệu của OA: + UVK: Đầu vào không đảo (+) + UVĐ: Đầu vào đảo (-) + Ura: Đầu ra. b- Ng/lí làm việc của mạch KĐ điện áp dùng OA: - Đầu vào không đảo nối đất (điểm chung của mạch). - Tín hiệu vào qua R1 đưa vào đầu đảo của OA. - Điện áp đầu ra ngược pha với điện áp đầu vào và được kĐ lớn lên. |
HĐ2- Tìm hiểu về mạch tạo xung: |
|
* GV: Chức năng của mạch tạo xung là gì? * HS: Trả lời dựa vào sgk.
* GV: sử dụng tranh vẽ hình 8-3 sgk giới thiệu sơ đồ mạch điện.
HS: Quan sát và cho biết các linh kiện bố trí trong mạch?
* GV: Sử dụng tranh vẽ hình 8-4 Giải thích ng/lí làm việc của mạch đa hài tự dao động. |
II- Mạch tạo xung: 1- Chức năng của mạch tạo xung: - Biến đổi năng lượng của dòng điện 1 chiều thành năng lượng dao động điện có hình dạng và tần số theo yêu cầu. 2- Sơ đồ và ng/lí làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động: a- Sơ đồ mạch điện:
- T1, T2: cùng loại. - R1, R2, R3, R4. - C1, C2. b- Nguyên lí làm việc: - Khi đóng điện một T thông và một T tắt, sau 1 thời gian T đang thông lại tắt, T đang tắt lại thông (nhờ quá trình phóng nạp của hai tụ điện) quá trình cứ tiếp diễn theo chu kì để tạo xung. - Nếu chọn T1 giống T2, R1 = R2; R3 = R4 = R; C1 = C2 = C thì xung đa hài đối xứng với độ rộng xung τ = 0,7 Rc, Chu kì xung Tx = 2τ |
IV. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
* GV: Đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài.
- Chức năng sơ đồ, ng/lí mạch KĐ dùng OA.
- Chức năng sơ đồ, ng/lí mạch tạo xung đa hài tự dao động.
* GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sgk và nhận xét giờ học.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* GV: Dặn dò HS đọc trước nội dung bài 9 sgk.