Giáo án Công nghệ 11 bài 2: Hình chiếu vuông góc
Giáo án Công nghệ 11 bài 2
Giáo án Công nghệ 11 bài 2: Hình chiếu vuông góc bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.
Giáo án Công nghệ bài Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Giáo án Công nghệ 11 bài 3: Thực hành - Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:
- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
- Biết được vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
- Phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) với phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3).
2. Kĩ năng:
- Biết một số bản vẽ kỹừừ thuật, cụ thể: tiêu chuẩn khổ giấy, nét vẽ.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1. Nội dung:
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 SGK; Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
HS: đọc trước nội dung bài 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 trang 11, 12, 13 SGK.
- Vật mẫu theo hình 2.1 trang 11 SGK và mô hình ba mặt phẳng hình chiếu. Bộ thước vẽ kỹừừ thuật.
2. Phương pháp.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tỷ lệ là gì? Có mấy loại tỷ lệ? Lấy dẫn chứng minh hoạ các loại tỷ lệ.
- Hãy nêu tên gọi, mô tả hình dạng và ứng dụng các loại nét vẽ thường dùng?
- Trình bày các quy định khi ghi kích thước?
3. Đặt vấn đề: Ở lớp 8 các em đã được biết một khái niệm hình chiếu, các mặt phẳng hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ. Để hiểu rõ hơn về nội dung, phương pháp hình chiếu vuông góc ta nghiên cứu bài 2.
Hoạt động của Giáo Viên |
Hoạt động của Học Sinh |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1). |
||
Trong phần kỹ thuật Công nghệ 8, HS đã học một số nội dung cơ bản của phương pháp các hình chiếu vuông góc, vì vậy giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức. - Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, và hình chiếu cạnh (Hình 2.1 trang 11 - SGK). - Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào? - Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? (hình 2.2 trang 12 - SGK). |
HS lắng nghe va ghi chép. - Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. - Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được dặt bên phải hình chiếu đứng. |
I/ Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1): - Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu. - Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. - Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được dặt bên phải hình chiếu đứng. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3). |
||
- GV đặt câu hỏi: ?. Quan sát hình 2.3 SGK và cho biết trong PPCG3, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, và hình chiếu cạnh.
- Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào?
- Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? (hình 2.4 trang 13 - SGK). |
- Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể. - Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo bởi ba mặt phẳng chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. - Mặt phẳng chiếu bằng được mở lên trên, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. - Hình chiếu bằng được đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được đặt bên trái hình chiếu đứng. |
II/ Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3): - Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể. - Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo bởi ba mặt phẳng chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. - Mặt phẳng chiếu bằng được mở lên trên, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. Hình chiếu bằng được đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được đặt bên trái hình chiếu đứng. |
IV. Tổng kết:
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể?
- So sánh sự khác nhau giữa PPCG1 và PPCG3?.
V. Dặn dò:
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài số 3, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài thựchành vào giờ học sau.