Giáo án Công nghệ 11 bài 35: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy

Admin
Admin 26 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 11 bài 35

Giáo án Công nghệ 11 bài 35: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 35: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO TÀU THỦY

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần biết được:

  • Đặc điểm của ĐCĐT và hệ thống truyền lực trên tàu thủy.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực trên tàu thủy.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

I. Phương pháp:

Kết hợp các phương pháp:

  • Dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế …)
  • Phương pháp hỏi đáp.
  • Dạy học nêu vấn đề.

II. Chuẩn bị về nội dung:

1. GV:

  • Nghiên cứu kĩ bài 35 SGK.
  • Chuẩn bị phiếu học tập theo từng nội dung.
  • Với bài học này GV có thể lập kế hoạch bài dạy trên giấy, máy tính và sử dụng phần mềm PowerPoint.

2. HS:

Đọc SGK bài 35 để tìm hiểu các nội dung bài học.

III. Thiết bị, đồ dùng dạy học:

  • Sưu tầm tranh ảnh.
  • Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV chuẩn bị máy chiếu, máy tính.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Phân bố bài giảng:

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:

  • Đặc điểm của ĐCĐT trên tàu thủy.
  • Đặc điểm hệ thống truyền lực trên tàu thủy.

II. Các hoạt động dạy hoc:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

- Cách bố trí hệ thống truyền lực trên xe máy có gì giống và khác so với cách bố trí trên ô tô?

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

ĐCĐT là nguồn động lực chính để tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất, đời sống. Ở các bài học trước các em đã được biết ứng dụng quan trọng của ĐCĐT trong ô tô và xe máy. Em hãy cho biết ĐCĐT còn được ứng dụng vào các loại phương tiện nào?

ĐCĐT còn được ứng dụng để tạo ra động lực cho tàu thủy, là phương tiện vận tải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ ta học bài 35.

3. Nội dụng bài dạy:

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT trên tàu thủy

GV sử dụng đĩa hình (nếu có) hoặc dùng tranh ảnh tàu thủy để giảng về khái niệm tàu thủy: Tàu thủy là một loại phương tiện vận tải, đi lại trên sông, biển.

- Hãy kể tên một số loại tàu thủy mà em biết?

+ Tàu thủy chở hàng.

+ Tàu thủy chở khách.

+ Tàu thủy nhỏ để tuần tra (ca nô), …

+ GV giảng: động cơ tàu thủy phụ thuộc vào trọng tải của tàu thủy.

+ Tàu thủy cỡ lớn: chở được hàng vạn tấn hàng trong hành trình dài ngày.

+ Tàu thủy cỡ trung bình: chở được hàng ngàn tấn trong hành trình tương đối dài.

+ Tàu thủy cỡ nhỏ: chở hàng, chở khách đi lại trên sông ven biển.

HS quan sát nghe giảng.

HS trả lời.

Nghe giảng ghi chép cần thiết.

* Đặc điểm:

- Động cơ sử dụng trên tàu thủy thường sử dụng nhiên liệu gì?

GV giảng: dầu Điêzen

- Vì sao không sử dụng động cơ xăng?

(Động cơ xăng cong suất lớn khó chế tạo, kích thước lớn, cồng kềnh)

- Tàu thủy cơ thể lắp đặt mấy động cơ?

+ Một hay nhiều động cơ.

+ Mỗi động cơ là một nguồn động lực, được sử dụng cho nhiều việc khác nhau trên tàu thủy.

GV giảng: động cơ sử dụng trên tàu thủy cỡ nhỏ và trung bình thường sử dụng loại có tốc quay trung bình và cao, công suất trung bình.

+ Động cơ sử dụng trên tàu thủy cỡ lớn thường có công suất lớn, tốc độ vòng quay thấp, có thể đảo chiều quay.

- Động cơ sử dụng trên tàu thủy thường làm mát bằng phương pháp nào?

(Làm mát bằng nước cưỡng bức)

- Vì sao không làm mát bằng không khí?
GV yêu cầu HS đọc SGK để biết thêm đặc điểm của tàu thủy như công suất, số xilanh, thời gian hành trình.

HS trả lời, ghi nhận xét của GV.

HS trả lời.

HS trả lời.

HS nghe GV giảng và ghi chép.

HS trả lời.

HS ghi kết luận của GV.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên tàu thủy

1. Cách bố trí

- Quan sát hình 35.1 SGK em hãy cho biêt cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên tàu thủy?

GV: có nhiều cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên tàu thủy, song đều tuân theo nguyên tắc chung:

Động cơ → Li hợp → Hộp số → Hệ trực → Chân vịt

HS xác định vị trí các bộ phận trên hình 35.1

Giáo án Công nghệ 11 bài 35: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy

- Em có nhận xét gì về cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực so với ô tô, xe máy?

(Tuân theo nguyên tắc như trên ô tô và xe máy)

HS so sánh với cách bố trí trên xe máy, ô tô

Ghi kết luận của GV.

2. Cấu tạo:

- Quan sát hình 35.3 a, b em có nhận xét gì về cách bố trí động cơ trên tàu thủy?

+ Động cơ đặt giữa.

+ Động cơ lệch sang một phía.

GV yêu cầu HS quan sát hình 35.3 để giảng về cấu tạo của hệ thống truyền lực trên tàu thủy.

GV dùng các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu.

- Vì sao động cơ được bố trí ở đầu tàu?

- Động cơ có nhiệm vụ gì?

- Li hợp và hộp số có nhiệm vụ gì khi động cơ làm việc?

- Chân vịt có tác dụng gì khi động cơ làm việc?

HS quan sát và nhận xét nội dung theo câu hỏi hướng dẫn.

HS quan sát, tìm hiểu qua SGK.

HS trả lời.

3. Đặc điểm:

- Quan sát hình 35.3 em có nhận xét gì về khoảng cách giữa động cơ và chân vịt tàu thủy?

(Khoảng cách rất lớn)

GV giảng: một động cơ có thể truyền mô men quay cho 2 – 3 chân vịt cùng một lúc và một chân vịt có thể nhận mô men từ nhiều động có khác nhau.

- Để thực hiện được nhiệm vụ trên trong hệ thống truyền lực của tàu thủy cần có bộ phận nào?

GV giảng: bộ phận phân phối và hòa công suất.

- Tàu thủy có phanh không? Tại sao?

- Muốn giảm tốc độ hoặc dừng tàu phải làm thế nào?

+ Đổi chiều quay của chân vịt.

+ Dùng số lùi.

GV giảng: tàu thủy có hệ thống truyền lực 2 hoặc nhiều chân vịt, việc lái tàu dễ dàng.

- Để tàu chạy được thì chân vịt hoạt động như thế nào?

+ Chân vịt ngập trong nước, khi quay tác động vào nước → nước sinh ra phản lực làm tàu chuyển động.

- Chân vịt làm việc trong điều kiện môi trường thế nào?

GV giảng: đối với tàu thủy chạy trên sông đặc biệt là tàu biển, nước mặn ăn mòn kim loại mạnh. Vì vậy phải chống ăn mòn cho chân vịt. Vì chân vịt phải chìm trong nước nên phải chống nước lọt vào tàu.

- Quan sát hình 35.3 hãy cho biết hệ trục của tàu thủy có gì khác so với của ô tô, xe máy?

GV: hệ trục trên tàu thủy gồm nhiều đoạn ghép nối với nhau bằng khớp nối.

Lực đẩy chân vịt tạo ra tác động lên vỏ tàu qua ổ chặn.

HS trả lời.

HS trả lời.

HS trả lời.

HS nghe giảng, tự ghi nội dung cần thiết.

HS trả lời.

HS trả lời.

Ghi chép giải thích của GV.

HS quan sát, tìm hiểu nội dung theo hướng dẫn của GV, trả lời.

Hoạt động 4: Tổng kết bài học

GV cho HS trả lời các câu hỏi:

- So sánh cách bố trí hệ thống truyền lực trên tàu thủy với ô tô?

- Cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2 trong SGK.

GV nhận xét:

+ Về ý thức, tinh thần học tập.

+ Đánh giá về mức độ hiểu bài.

+ Dặn dò chuẩn bị cho bài học sau.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm