Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Tiết 23

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Âm nhạc lớp 4

Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Tiết 23 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc, trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Sau đây mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết toàn bộ nội dung giáo án.

Giáo án lớp 4 - Âm nhạc

Tiết 23: Học hát: Bài Chim sáo (Dân ca Khơ me-Nam bộ)

I. YÊU CẦU:

- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ-me ở Nam Bộ.

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, kết hợp gõ đệm theo phách bài hát.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng, đĩa nhạc bài Chim sáo - Tranh ảnh minh hoạ bài Chim sáo.

- Bản nhạc bài Chim sáo có kí hiệu phân chia các câu hát.

- Gõ đệm với 2 âm sắc ở nhịp 4/4 tương tự ở nhịp 2/4

- Chuẩn bị băng, đĩa nhạc bài Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

- Tập đàn giai điệu, hát chuẩn xác và đệm hát bài Chim sáo.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

*Học hát: Chim sáo

1. Giới thiệu bài hát

- GV treo bản nhạc bài hát Chim sáo lên bảng

- Đồng bào Khơ - me Nam Bộ có kho tàng dân ca Khơ - me thường được trình bày kết hợp với tiếng trống vỗ đệm và động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài Chim sáo có giai điệu vui tươi, lời ca giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước.

2. Nghe bài hát HS nghe bài hát qua băng đĩa.

3. Đọc lời ca: GV chỉ định HS đọc lời ca.

Trong bài thứ nhất: từ “đom boong” nghĩa là quả đa, từ “Trái thơm” người miền Bắc gọi là quả dứa.

4. Đọc lời theo tiết tấu lời ca: GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu 1 lần.

5. Luyện thanh: 1-2 phút.

6. Tập hát từng câu.

Chia bài thành 2 câu hát

GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu từng câu, hướng dẫn HS cách lắng nghe và hát

GV bắt nhịp (2-3), HS vừa tập hát từng câu vừa gõ tiết tấu lời ca.

Trong bài, những tiếng có dấu luyến và đảo phách là chỗ cần lưu ý, GV có thể hát mẫu hoặc chỉ định HS có năng khiếu làm mẫu cho các bạn.

Cuối câu hát 2, ngân và nghĩa 2 phách rưỡi, GV đếm 2-3 để HS hát nhắc lại từ nửa phách thứ 3.

GV hướng dấn các em chổ lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm hoặc sửa cho các em những chỗ chưa hát đúng.

7. Hát cả bài

- GV đệm đàn, HS hát cả bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- GV chỉ định một nhóm thực hiện lại.

- Chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát một câu nối tiếp hết bài.

- GV chỉ định 2 HS thực hiện lại

- HS hát cả bài hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc

8. Củng cố bài

- GV chỉ định tổ, nhóm hoặc cá nhân trình bày hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc

* Bài đọc thêm:Tiếng sáo của người tù

- HS đọc rõ ràng, diễn đạt từng đoạn trong câu chuyện Tiếng sáo của người tù.

- Tìm hiểu về câu chuyện:

+ Người tù trong câu chuyện là gì?

Ông là nhạc sĩ nôi tiếng với nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng như: Nhớ chiến khu, áo mùa động, Du kích ca, Du kích sông Thao, Chiến thắng Điện Biên, Vui mở đường, Việt Nam quê hương tôi, nhạc kịch cô Sao...

+ Chúng ta có thể học được điều gì từ câu hỏi trên?

- Nghe bài hát Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

HS chuẩn bị đồ dùng

HS quan sát tranh, nghe giới thiệu

HS nghe

1-2 emthực hiện

HS nghe

Cả lớp đọc

Luyện thanh

Tập hát từng câu

HS nghe giai điệu, hát từng câu

HS tập chỗ khó

HS thực hiện

HS hát gõ phách

Nhóm 4-5 em

HS hát nối tiếp

2 HS thực

HS hát, gõ 2 âm sắc

HS trình bày theo dõi

2-3 em đọc

HS Trả lời là nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991)

Cần có tinh thần lạc quan, yêu đời, biết vươn lên trước những khó khăn của cuộc sống.

HS nghe hát

Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - tiết 23 soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 4 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!