Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 5

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 5

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 5 tổng hợp các bài học kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học Đạo đức lớp 5 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Chuẩn kiến thức môn Đạo đức lớp 5

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1 - 2

Em là học sinh lớp 5

- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tập, rèn luyện.

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5

*GDKNS: - Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).- Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).- Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5)

- Biết nhắt nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

3 - 4

Có trách nhiệm về việc làm của mình

- Biết thế nào là có trách nhiện về việc làm của mình.

- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.

- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.

*GDKNS: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa).- Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).

- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, …

5 - 6

Có trí thì nên

- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

*GDĐĐ HCM: Bác Hồ là tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài học, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.

*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.

- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.

7 – 8

Nhớ ơn tổ tiên

- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

9 – 10

Tình bạn

- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đở lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.

*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.

- Biết được ý nghĩa của tình bạn.

12 – 13

Kính già, yêu trẻ

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

*GDĐĐ HCM: HS biết, dù bận trăm công nghìn việc nhưng bao giờ Bác cũng quan tâm đến những người già và em nhỏ. Qua bài học GD HS phải kính già, yêu trẻ theo gương bác Hồ.

*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em.- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, người xã hội.

- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

14 – 15

Tôn trọng phụ nữ

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lưa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

*GDĐĐ HCM: Bác Hồ là người rất tôn trọng phụ nữ. Qua bài học, GD HS biết tôn trọng phụ nữ.

*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội

- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.

16 – 17

Hợp tác với những người xung quanh

- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.

- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.

- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

*GDKNS: - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.- Kĩ năng tư duy phê phán (biết hê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)

- Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.

- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.

19 – 20

Em yêu quê hương

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

*GDĐĐ HCM: GD cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác Hồ.

*GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

21 – 22

Uy ban nhân dân xã (phường) em

- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.

- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.

- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).

- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường)

- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức.

23 – 24

Em yêu Tổ quốc Việt Nam

- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của

Tổ quốc Việt Nam.

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Yêu Tổ quốc Việt Nam.

*GDĐĐ HCM: GD cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác Hồ.

*GDKNS:.- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.- Kĩ năng hợp tác nhóm.- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam

- tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

26 – 27

Em yêu hòa bình

- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.

- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

*GDKNS:. - Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình).- Kĩ năng hợp tác với bạn bè.- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình.

- Biết được ý nghĩa của hòa bình.

- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.

28 – 29

Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc

- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

- Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.

30 – 31

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

*GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình học môn Đạo đức lớp 5 cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!