Báo cáo đổi mới sáng tạo trong phong trào "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực"

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Báo cáo đổi mới sáng tạo trong phong trào "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực" đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Báo cáo đổi mới sáng tạo dạy học tiểu học

PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN

TRƯỜNG TH&THCS CAO DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Cao Dương, ngày 20 tháng 10 năm 2019

BÁO CÁO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG PHONG TRÀO

“XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC ”

“Lớp học thân thiện” là lớp học luôn có những tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó lẫn nhau. Luôn có sự chia sẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Lớp học không có sự xúc phạm về nhân phẩm, danh dự, thân thể học sinh.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 5B của trường TH&THCS, tôi đã nhận thấy rằng: Muốn xây dựng được “trường học thân thiện” trước hết phải xây dựng “Lớp học thân thiện” vì có “Lớp học thân thiện” thì mới có “Trường học thân thiện”. Nên tôi đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn nhất định như.

I. Thuận lợi

Nhà trường đạt trường Chuẩn quốc gia, lớp học khang trang đảm bảo theo quy định, được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. Các em học sinh trong lớp chăm ngoan, hiếu học rất hứng thú với các phong trào thi đua trong nhà trường. Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái.

II. Khó khăn:

Một bộ phận nhỏ học sinh có lối sống thiếu quan tâm chia sẻ, thiếu tinh thần cộng đồng, chưa chăm học, thiếu tinh thần phấn đấu, ý thức tự lập, tự rèn chưa cáo.

Học sinh thuộc diên hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều. Phần lớn cha mẹ các em đi làm xa nhà, có học sinh không được sống cùng cha mẹ mà ở với ông,bà nên các em chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập. Bên cạnh đó học sinh trong lớp chưa đồng có cả học sinh khuyết tật hòa nhập. Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn nêu trên bản thân đưa ra một số biện pháp "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực” đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục như sau:

III. Các biện pháp

Biện pháp 1: Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

Thường xuyên tâm sự với học sinh trong những giờ ra chơi hay giờ ngoại khóa để nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em. Tìm hiểu xem các em có thích cách làm của bạn A, bạn B đó hay chưa, vì sao? khuyên các em không được đối xử không công bằng với các bạn trong lớp, nhất là đối với những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì chúng ta nên quan tâm và giúp đỡ bạn nhiều hơn... Trong giảng dạy tích cực đổi mới và áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo bầu không khí tiết học vui vẻ, thân thiện

Ví dụ: Trong tiết học có học sinh chưa thật sự hiểu bài nhưng rụt rè không dán bày tỏ. Tôi khuyến khích em mạnh dạn hỏi vì “Mình chưa biết thì hỏi không ngại gì”. Hoặc trong giờ chính tả các em viết sai nhiều lỗi tôi thường yêu cầu các em đọc nhiều hơn, đọc như vậy giúp em sẽ quen mặt chữ. Viết lại vài lần vào vở nháp. Ở nhà mỗi em có một quyển rèn chữ viết riêng cuối mỗi tuần đem đến lớp tôi kiểm tra và đánh giá. Trong tiết kể chuyện kể lại câu chuyện nhiều lần trước lớp, nhằm rèn kỹ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói năng lưu loát hơn. Với tiết Toán trong thảo luận và nhận xét bài làm của bạn chẳng hạn: bạn làm chưa đúng nhận xét theo tớ cách làm và kết quả này chưa chính xác, chứ không nói là bạn làm sai rồi và cùng bạn thảo luận tìm giải pháp đúng. Ngoài ra luôn có thái độ ân cần đối với học sinh, luôn gần gũi các em làm cho các em có cảm giác cô giáo như người mẹ thứ hai của mình. Các em không có cảm giác sợ sệt mà thay vào đó là sự kính trọng, thân thiện giữa cô và trò.

Với học sinh chưa hoàn thành tôi phân công các bạn hoàn thành tốt giúp đỡ trong giờ học và giờ ngoại khóa. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình học tập như “Đôi bạn cùng tiến”, “nhóm học tập” cho các nhóm thi đua lẫn nhau. Cuối hàng tuần tôi kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ các nhóm, các học sinh được giúp đỡ. Nếu em nào có sự tiến bộ, mặc dù sự tiến bộ chỉ là rất nhỏ cũng biểu dương và được thưởng món quà nhỏ. Qua đó các em cảm thấy rằng sự tiến bộ của mình đã được tập thể lớp và cô giáo ghi nhận từ đó các em tiếp tục cố gắng phấn đấu.

Đặc biệt trong lớp tôi đang dạy có 2 học sinh khuyết tật hòa nhập. Tôi đã xếp các em ngôi cùng với bạn khác, mua vở tập tô và bút chì cho các em tô. Bên cạnh đó xin ý kiến BGH nhà trường vận động giáo viên và phụ huynh ủng hộ quần áo và sách vở. Nhắc nhở học sinh trong lớp thường xuyên giúp đỡ các bạn ấy như tích cực giao tiếp một cách thân thiện không phân biệt, dạy bạn cách chào hỏi nói chuyện và tập tô....

Biện pháp 2: Trang trí lớp học.

Kết hợp với cha mẹ học sinh làm một số biểu, bảng để trưng bày các sản phẩm của học sinh như các bài văn, bài thơ hay, những tranh vẽ hay các sản phẩm học tập khác. Có mục “Điều em muốn nói” để các em chia sẻ những cảm xúc, những suy nghĩ của mình trong học tập cũng như trong sinh hoạt với các bạn trong lớp và thầy cô giáo của mình.

Lớp học phải tạo được không khí thật sự thoải mái, thân thiện gần gũi với thiên nhiên. Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng phải gọn gàng, sắp xếp khoa học, dễ đưa vào sử dụng. Qua đó giáo dục các em tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể.

Biện pháp 3: Công tác chủ nhiệm

Nắm bắt, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh. Xây dựng nề nếp lớp học ngay từ đầu nhận lớp. Thường xuyên có mặt trên lớp 15 phút đầu giờ nhắc nhở, hướng dẫn học sinh luyện viết chữ và chấp hành các nội quy chung

Ví dụ: Với những học sinh chưa hoàn thành của lớp tôi giao việc phù hợp, tạo cơ hội để các em hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào bản thân là “Mình cũng có thể học tốt như các bạn khác”. Kịp thời động viên, phát hiện và nêu những tấm gương người tốt, việc tốt, vượt khó học tốt, những học sinh có tiến bộ trong học tập, động viên, khuyến khíchcác em. Tạo động lực để các em cố gắng phát huy.

Đối với học sinh khuyết tật tôi thường gần gũi hỏi chuyện để các em bày tỏ cảm súc và mong muốn của mình mỗi lúc đến lớp.

Tạo môi trường học tập thật sự thân thiện, từ việc trang trí lớp đến việc giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ, để phát huy hiệu quả tính tích cực, tự giác của mỗi học sinh. Nhẹ nhàng uốn nắn, sửa sai cho học sinh kịp thời, thường xuyên để các em tự tin hơn, vượt qua những mặc cảm tự ti.

Phối hợp với cha mẹ học sinh thống nhất quan điểm giáo dục, ngoài giáo dục kiến thức ra còn tạo cho các em cơ hội được vui chơi như: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sinh nhật tập thể...

Ngoài ra trong lớp còn phát động các phong trào như: “Nói lời hay, làm việc tốt” phong trào “gọi bạn xưng mình”… Để từ đó hình thành cho các em thái độ thân thiện với nhau trong giao tiếp, trong cư xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong học tập cũng như việc đề xuất các ý kiến ở trong lớp….

Biện pháp 4: Thông qua các hoạt động tập thể:

Đối với tâm lí học sinh tiểu học các em rất thích tham gia các hoạt động tập thể “Học mà chơi - chơi mà học”. Ngoài các trò chơi trong tiết học các em được tham gia như chơi một số trò chơi dân gian do Liên Đội trong nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể như: Kéo co; Rồng rắn lên mây; Chơi chuyền….

Bên cạnh đó các em thường xuyên chăm sóc bồn hoa trong khuôn viên nhà trường luôn Xanh, sạch, đẹp …Cùng với Liên đội của trường các em tham gia chăm sóc khu tưởng niệm liệt sĩ của xã nhà, làm vệ sinh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Qua đó giáo dục các em truyền thống yêu quê hương đất nước, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, từ đó các em càng cố gắng hơn trong học tập.

Biện pháp 5: Phối hợp với cha mẹ học sinh

Ngay buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa “ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” để cha mẹ biết được một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, luôn tạo được sự thoải mái, bình yên cho học sinh mỗi ngày đến trường. Cha mẹ học sinh rất tâm đắc đã tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động tập thể, Đặc biệt hơn là có một số phụ huynh thường xuyên đến lớp gặp trực tiếp tôi nắm bắt tình hình học tập của con em và tập thể lớp cùng có biện pháp phối hợp để các em học tập tiến bộ và đồng hành cùng tôi trang trí lớp học. Bên cạnh đó còn phối hợp với tôi dành những tình cảm đặc biệt nhằm động viên khích lệ 2 em học sinh khuyết tật những món quà nhỏ

IV. Kết quả đạt được

Qua năm học 2018- 2019 tôi đã áp dụng các biện pháp trên tại lớp 5B trường TH&THCS Cao Dương tôi đã thu được hiệu quả như sau.

Về: Xây dựng mối quan hệ thân thiện. Học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến và chia sẻ về tâm tư nguyện vọng của mình trong học tập và cả về gia đình.Tích cực giúp đỡ bạn chưa hoàn thành trong giờ học và giờ ngoại khóa. Thực hiện có hiệu quả mô hình học tập như “Đôi bạn cùng tiến”, nhóm học tập ở lớp cũng như ở nhà.

Các nhóm, cá nhân học sinh có sự tiến bộ dù chỉ là rất nhỏ cũng được biểu dương trước lớp và được thưởng món quà nhỏ như (viên kẹo, cái bút chì, cục tẩy.)

Học sinh khuyết tật hòa nhập (1 em nói được nhưng không nhận biết được chữ và số đã biết tô số và chữ theo mẫu; 1 em từ không biết nói, đọc và viết nhưng đã biết nói được 1 đến 2 tiếng, nhận biết, đọc được 29 chữ cái và các chữ số từ 1 đến 100, nhìn mẫu viết và tô được chữ, số)

Kết quả học tập (Có 30 em học sinh trong đó 2 em KT)

Số HS

30

(2KT)

Đầu năm

Cuối kỳ I

Cuối năm

So sánh

T

H

C

T

H

T

H

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

TV

4

14,3

22

78,6

2

7,1

5

17,9

23

82,1

7

25

21

75

Tăng 3= 10,7%

Toán

5

17,9

21

75

2

7,1

7

25

21

75

10

35,7

18

64,3

Tăng 5= 17,9%

Về: Trang trí lớp học. Lớp được trang trí khoa học, có nhiều cây xanh.

Sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, và sáng tạo .

Về: Công tác chủ nhiệm. Học sinh thực hiện tốt các hoạt động chung, chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học. Biết tự tay làm những món quà nhỏ tặng cho ông, bà, bố mẹ, anh chị vào những ngày kỷ niệm hoặc ngày sinh nhật.

Biết tiến hành sinh hoạt lớp có nhận xét, đánh giá, bình xét thi đua, bình bầu khen thưởng và tuyên dương kịp thời dưới sự cố vấn của giáo viên chủ nhiệm.

Về: Các hoạt động tập thể: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể như văn hóa văn nghệ, hoạt động trải nghiệm.Bồn hoa của lớp nhận chăm sóc luôn xanh, sạch, đẹp …tham gia chăm sóc khu tưởng niệm liệt sĩ của xã nhà, làm vệ sinh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Về: Phối hợp với cha mẹ học sinh. Phụ huynh thường xuyên đến lớp gặp trực tiếp tôi hoặc trao đổi qua điện thoại nắm bắt tình hình học tập của con em và có biện pháp phối hợp để các em học tập tiến bộ và đồng hành cùng tôi trang trí lớp học. Bên cạnh đó còn tặng quà cho 2 em học sinh khuyết tật

Cha mẹ học sinh phối hợp với tôi tổ chức sinh nhật tập thể cho các em học sinh được 3 lần/ năm mỗi em sinh nhật được tặng món quà nhỏ như: dây buộc tóc, đôi tất…

Tập thể lớp đạt: lớp Xuất sắc; chi đội đạt chi đội Mạnh.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân và thực tế lớp học của tôi đạt được trong năm học 2018 - 2019 mới chỉ với kinh nghiệm cá nhân và lòng nhiệt huyết yêu nghề của tôi nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để tôi có phương pháp mới, hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục .

Tôi xin chân thành cảm ơn!

---------------------------

Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu Báo cáo đổi mới sáng tạo trong phong trào "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực", mời các thầy cô tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm bậc Tiểu học khác để áp dụng cho việc giảng dạy trở nên dễ dàng hơn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!