Bài giảng Quan Âm Thị Kính
Bài giảng Quan Âm Thị Kính là vở chèo lấy sự tích từ chuyện cổ tích về đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở chèo tiêu biểu nhất. Bài giảng Quan Âm Thị Kính là tài liệu giúp thầy cô chuẩn bị một bài giảng hiệu quả nhất. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.
Ngữ văn 7 - Bài 29:
Bài giảng: Quan Âm Thị Kính
A/ Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
- Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung, ý nghĩa và 1 số đặc điểm nghệ thuật (Xung đột: kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,...) của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”.
B/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Bảng phụ
- Những điều cần lưu ý: Nỗi oan hại chồng là 1 trong 2 nút chính của vở chèo. Thân phận, địa vị người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân Phong kiến bộc lộ ở đây.
C/ Tiến trình tổ chức dạy - học:
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ca Huế trên sông Hương?
- Bài mới:
Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN rất phong phú và độc đáo: chèo, tuồng, rối... Trong đó vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính lấy sự tích từ chuyện cổ tích về đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất, được phổ biến khắp cả nước. Nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay, chúng ta mới chỉ có thể bằng lòng với việc tìm hiểu tính (kịch bản) chèo, mà cũng chỉ một đoạn ngắn mà thôi.
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung cần đạt |
Văn bản Quan Âm Thị Kính thuộc thể loại nào? - Trong trích đoạn được học có những nhân vật nào?
|
I- Giới thiệu chung: 1, Tìm hiểu chung về chèo a, Khái niệm “Chèo”: Kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu b, Tích truyện: Được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm c, Nội dung phản ánh trong chèo: Chèo để khuyến giáo đạo đức cho con người. Trau dồi tình yêu thương giữa con người với nhau. |