Giáo án Vật lý 7 bài 18

Admin
Admin 13 Tháng một, 2018

Giáo án Vật lý lớp 7

Giáo án Vật lý 7 bài 18 giúp học sinh nắm sơ lược về cấu tạo nguyên tử hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích

Giáo án Vật Lý 7 cả năm

Giáo án Vật lý 7 bài 17

BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  • Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử để có thể vận dụng vào việc giải thích một số hiện tượng điện.

2. Kĩ năng:

Biết được vật thừa electron mang điện tích âm, vật mất bớt electron mang điện tích dương.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm.

B. CHUẨN BỊ:

  • Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát
  • Hình vẽ 18.1, 18.2, 18.3, 18.4 SGK

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. KTBC:

Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì ? Nếu cả hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút hay đẩy nhau. Muốn kiểm tra được theo em thì cần phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?

Tổ chức tình huống

Nếu học sinh không nêu được được phương án thí nghiệm GV hướng dẫn và giới thiệu bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1: (20') Hai loại điện tích

Thí nghiệm 1:

Treo hình vẽ 18.1

Tổ chức cho học sinh thực hiện phần 1 của thí nghiệm 1.

Các nhóm kẹp hai mảnh nilon vào thân bút chì rồi nhấc lên như hình 18.1. Hai miếng nilon có hút hay đẩy nhau không?

Dùng miếng len cọ xát hai miếng nilon nhằm mục đích gì?

Hiện tượng gì xảy ra với hai mảnh nilon đã được cọ xát khi đưa chúng lại gần nhau?

Treo hình 18.2

Thiết kế thí nghiệm như hình 18.2 Dùng vải khô cọ xát hai thanh nhựa.

Đưa các đầu thanh đã được cọ xát lại gần nhau. Hiện tượng gì xảy ra?

Hai mảnh nilon như nhau đều được cọ xát bằng miếng len thì chúng bị nhiễm điện cùng loại hay khác loại?

Các thanh nhựa giống nhau đều được cọ xát bằng mảnh vải khô thì chúng mang điện tích như thế nào?

Như vậy, hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại hay khác loại?

Điều gì xảy ra nếu đặt các vật mang điện tích cùng loại lại gần nhau?

Nhấn mạnh kết luận của thí nghiệm 1.

Thí nghiệm 2:

Treo hình vẽ 18.3

Thiết kế thí nghiệm như hình vẽ.

Thanh nhựa được cọ xát bằng vải khô và được đặt trên trục quay.

Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng mảnh lụa, đưa lại gần đầu thanh nhựa đã được cọ xát. Hiện tượng gì xảy ra?

Tại sao thanh nhựa và thanh thuỷ tinh được cọ xát lại hút nhau?

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Nhiều thí nghiệm khác chứng tỏ rằng hai vật mang điện tích hoặc đẩy nhau hoặc hút nhau.

Kết luận:

  • Dựa vào kết quả hai thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận.
  • Có hai loại điện tích, người ta quy ước gọi điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
  • Tại sao hai thanh nhựa được cọ xát để gần nhau lại đẩy nhau?
  • Tại sao thanh nhựa cọ xát bằng vải khô lại hút thanh thuỷ tinh đã được cọ xát bằng lụa?

Câu C1:

  • Hai vật hút nhau thì mang điện cùng loại hay khác loại?
  • Thanh nhựa sẫm màu cọ xát bằng mảnh vải khô nhiễm điện gì?

Học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi

Không có hiện tượng gì xảy ra

Làm nhiễm điện hai mảnh nilon

Hai miếng nilon đẩy nhau

Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Các thanh nhựa đẩy nhau

Chúng nhiễm điện cùng loại

Hai thanh nhựa mang điện tích cùng loại.

Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại.

Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
Tổng hợp các nhận xét, rút ra kết luận thí nghiệm 1.

Chúng hút nhau

Chúng bị nhiễm điện khác loại

Rút ra kết luận

Nhắc lại kết luận

Vì chúng cùng nhiễm điện âm

Hai vật mang điện khác loại

Thanh nhựa nhiễm điện tích âm

→ mảnh vải nhiễm điện tích dương.


I. Hai loại điện tích

Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau

Quy ước:

  • Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+)
  • Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm