Giáo án Văn 8: Câu nghi vấn (tiếp theo) theo Công văn 5512
Giáo án Văn 8 Câu nghi vấn (tiếp theo) CV5512
Giáo án Văn 8: Câu nghi vấn (tiếp theo) theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Văn 8 theo Công văn 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn và các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng cảu câu nghi vấn là dùng để hỏi.
2. Năng lực:
- HS có kĩ năng dùng câu nghi vấn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng và hay.
3. Phẩm chất: HS có ý thức dùng từ, câu chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài “Câu nghi vấn”.
- Chuẩn bị bài: trả lời câu hỏi trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về các chức năng khác của câu nghi vấn.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên yêu cầu:
? Đặt 2 câu nghi vấn, chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của nó?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm bài
- Giáo viên: gợi dẫn
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét.
->Giáo viên dẫn vào bài: Dẫn dắt từ việc chữa bài làm của Hs-> Ngoài chức năng chính là để hỏi, câu nghi vấn còn có nhiều chức năng khác như cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm.... Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI III. Những chức năng khác (15’ phút) 1. Mục tiêu: Giúp HS nắm những chức năng khác của câu nghi vấn. 2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động chung, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: THẢO LUẬN NHÓM (3’) ? Xác định câu nghi vấn trong những VD trên? ? Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? ? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì? ? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên? ? Vậy ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn dùng để làm gì? - Học sinh tiếp nhận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên: nhận xét - Dự kiến sản phẩm: ? Xác định câu nghi vấn trong những VD trên? a) Những người…. Hồn ở đâu bây giờ? b) Mày định nói….đấy à? c) Có biết không? Lính đâu? Sao bay…vậy ? Không còn…à? d) Cả câu. e) Con gái…ư? Chả lẽ đúng là nó…ấy? ? Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? ? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì? a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc). b) Đe dọa c) Đe dọa d) Khẳng định e) Bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên ) Treo bảng phụ VD ? Chỉ ra chức năng của các câu nghi vấn sau? - Anh có thể lấy giúp em quyển sách được không? -> Cầu khiến - Ngôi nhà kia mà cao ư? -> Phủ định - Học như thế thì lấy gì mà đi thi? -> Mỉa mai. ? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ? - Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ hai ở VD e kết thúc bằng dấu chấm than để bộc lộ cảm xúc. *Báo cáo kết quả: trình bày theo nhóm. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. ? Gọi h/s đọc ghi nhớ? - HS đọc |
III. Những chức năng khác: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Không dùng để hỏi. - Dùng để: + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. + Đe dọa. + Khẳng định. + Cầu khiến. + Phủ định... - Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu hỏi chấm. Có trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm than... 3. Ghi nhớ: sgk |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Thuyết minh về một phương pháp cách làm theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án