Giáo án Tức cảnh Pác Bó Ngữ văn 8
Giáo án Ngữ văn 8 bài Tức cảnh Pác Bó
Giáo án bài Tức cảnh Pác Bó thuộc môn Ngữ Văn lớp 8 giúp các em cảm nhân được niềm vui giản dị của Bác trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua bài giáo án mẫu Tức cảnh Pác Bó, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Bác - một chiến sĩ say mê cách mạng, một khách lâm tuyền ung dung sống giữa thiên nhiên. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo bài giáo án điện tử mẫu bài Tức cảnh Pác Bó dưới đây.
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một khách lâm tuyền ung dung sống giữa thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Xem SGK, SGV, SBT, thiết kế bài giảng.
- Tìm hiểu thêm các bài thơ về thiên nhiên của Bác.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Xem SGK, SBT.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Tìm hiểu thêm về thơ Bác trong giai đoạn này.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò |
Nội dung cần đạt |
Hướng dẫn tìm hiểu chung: @ Gọi HS đọc bài thơ và chú thích SGK. @ Gọi HS trình bày khái quát lại cuộc đời của Bác. @ Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. @ Bài thơ được làm theo thể thơ nào? @ Em có nhận xét gì nhan đề bài thơ? @ Đọc ba câu thơ đầu, em hình dung được gì về cuộc sống của Bác ở Pác Bó? @ Em hiểu gì về cụm từ vẫn sẵn sàng? @ Câu 3 là câu chuyển, em hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ? @ Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang"? |
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: Thất ngôn tứ tuyệt nhưng làm bằng chữ quốc ngữ. 3. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Đó là lối làm thơ truyền thống của cha ông ta xưa. Bác Hồ vốn hiểu biết sâu rộng về thơ văn cổ nên Bác lối xưa mà viết bài thơ này. II. Phân tích: Câu 1: Nói về cảnh sống, nơi ở của Bác Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Nơi ở: hang, nơi làm việc: bờ suối. Thời gian lặp lại thành nếp: sáng ra, tối vào, đâu chỉ có một buổi, một ngày. Câu 2: Nói về chuyện ăn uống. Cháo bẹ, rau măng => Thức ăn đạm bạc. Nếu các ẩn sĩ ngày xưa có ăn trúc, măng giá thì thỉnh thoảng hay là cách nói ước lệ. (Thu ăn trúc, đông ăn giá) Còn Bác cháo bẹ, rau măng thì rất thực. @ Vẫn sẵn sàng: Có hai cách hiểu: Câu 3: Câu chuyển. - Chuyển từ chỗ nói chuyện chổ ở, làm việc, ăn uống sang nói chuyện công việc. Tuy có chuyển nhưng lại rất thống nhất trong chủ đề. Cả ba câu đều nói đến cảnh sống, ăn uống, làm việc. Tất cả đều nói lên sự gian nan vất vả của người cách mạng. |
Tài liệu liên quan cùng chủ đề Ngữ văn 8 bài Tức cảnh Pác Bó:
- Soạn bài lớp 8: Tức cảnh Pác Bó
- Soạn Văn 8: Tức cảnh Pắc Bó ngắn nhất
- Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
- Ngữ văn lớp 8: Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
- Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Tức cảnh Pác Bó