Giáo án Toán lớp 4 bài 56: Nhân một số với một tổng
Giáo án Toán lớp 4
Giáo án Toán lớp 4 bài 56: Nhân một số với một tổng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Toán lớp 4 bài 54: Đề - xi - mét vuông
Giáo án Toán lớp 4 bài 55: Mét vuông
Giáo án Toán lớp 4 bài 57: Một số nhân với một hiệu
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Áp dụng nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Ổn định: 2. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 của tiết 55, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: -GV viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 -Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên.
-Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau? -Vậy ta có: 4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 c. Quy tắc nhân một số với một tổng -GV chỉ vào biểu thức và nêu: 4 là một số, -Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng. 4 x 3 + 4 x 5 -GV nêu: Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng. Tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. -Như vậy biểu thức chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng. -GV hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào? -Gọi số đó là a, tổng là (b + c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó. -Biểu thức có dạng làmột số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó? -Vậy ta có: a x (b + c) = a x b + a x c -Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng. d. Luyện tập, thực hành Bài 1 (Làm vào PBT) -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng. -Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức -Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài -GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một tổng: + Nếu a = 4, b = 5, c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau? -GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại. -Như vậy giá trị của 2 biểu thức luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số? Bài 2a (Làm vào vở) -Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì? -GV hướng dẫn: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi: Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn?
-GV viết lên bảng biểu thức: 38 x 6 + 38 x 4 -Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. -GV giảng cho HS hiểu cách làm thứ 2: Biểu thức có dạng là tổng của 2 tích. Hai tích này có chung thừa số là 38 vì thế ta đưa được biểu thức về dạng một số (là thừa số chung của 2 tích) nhân với tổng của các thừa số khác nhau của hai tích. -Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
-Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, vì sao?
-Nhận xét và cho điểm HS Bài 3: -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài. -Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau? -Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào? -Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? -Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất. -Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào? -Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số. 4.Củng cố- Dặn dò: -Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số. -GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 2b và chuẩn bị bài cho tiết sau. |
- 2 HS lên bảng làm bài và giải thích, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. 1m2 = 10 000cm2 15m2 = 150 000cm2 10 000cm2 = 1m2 10dm2 2cm2 = 1002cm2
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. -Bằng nhau.
-Hs chú ý lắng nghe, theo dõi.
-Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. - a x (b + c)
- a x b + a x c
-HS viết và đọc lại công thức.
-HS nêu như phần bài học trong SGK.
-Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu. -HS đọc thầm. - a x (b+ c) và a x b + a x c
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào PBT. * 3 x (4 + 5) = 27; 3 x 4 + 3 x 5 = 27 * 6 x (2 + 3) = 30; 6 x 2 + 6 x 3 = 30
+ Bằng nhau và cùng bằng 28
-HS trả lời. -Luôn bằng nhau.
-Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. -HS nghe -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. * 36 x (7 + 3) = 360 ; 36 x 7 + 36 x 3 = 360 * 207 x (2 + 6) = 1656; 207 x 2 + 207 x 6 = 1656 -Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân có thể nhẩm được.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. -Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng, ta tính tổng dễ dàng hơn, ở bước thực hiện phép nhân có thể nhân nhẩm.
-1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. -Bằng nhau. -Có dạng một tổng nhân với một số. -Là tổng của 2 tích. -Các tích trong biểu thức thứ hai là tích của từng số hạng trong tổng của biểu thức thứ nhất với số thứ ba của biểu thức này. -Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. -2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS cả lớp. |