Giáo án Toán lớp 4 bài 101: Rút gọn phân số
Giáo án Toán lớp 4
Giáo án Toán lớp 4 bài 101: Rút gọn phân số bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Toán lớp 4 bài 99: Luyện tập
Giáo án Toán lớp 4 bài 100: Phân số bằng nhau
Giáo án Toán lớp 4 bài 102: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản)
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
Bảng con, một số tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Ổn định: - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách vở để học bài. 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số - Kiểm tra cả lớp: Viết vào chỗ chấm để được phân số bằng nhau
- GV nhận xét chung. 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Rút gọn phân số - Ghi tựa lên bảng. b/ Tìm hiểu bài: * Thế nào là rút gọn phân số? - Gọi HS đọc dòng a SGK/112 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra phân số bằng nhưng có tử số và mẫu số bé hơn. - Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
- GV nhắc lại: Tử số và mẫu số của phân số đều nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số , phân số lại bằng phân số. Khi đó ta nói phân số đã được rút gọn bằng phân số, hay phân số là phân số rút gọn của. - Kết luận: Có thể rút gọn phân số để có được một phân số có tử số và mẫu sốbé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. * Cách rút gọn phân số, phân số tối giản * Ví dụ 1: Rút gọn phân số - Yêu cầu HS rút gọn phân số vào vở, 1 HS làm vào phiếu.
- Rút gọn phân số ta được phân số nào? - Hãy nêu cách em làm để rút gọn từ phân số được phân số ?
- Phân sốcòn có thể rút gọn được nữa không? Vì sao?
- GV kết luận: Phân sốkhông thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản . * Ví dụ 2: - GV yêu cầu HS rút gọn phân số . GV có thể đặt câu hỏi gợi ý để HS rút gọn được: + Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó? + Thực hiện chia số cả tử số và mẫu số của phân số cho số tự nhiên em vừa tìm được. + Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp. - Khi rút gọn phân số ta được phân số nào? - Phân số đã là phân số tối giản chưa? Vì sao?
* Kết luận: - GV yêu cầu HS mở SGK và đọc kết luận của phần bài học c/ Luyện tập * Bài 1 : SGK/114 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc đề. - Cả lớp làm bài vào vở, 6 HS làm bài trên phiếu. - GV nhân xét và chốt ý đúng.
* Bài 2: SGK/114: Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài tìm phân số nào tối giản, phân số nào rút gọn được rồi rút gọn phân số đó, 2 HS làm bài trên phiếu. - Nêu những phân số tối giản? Vì sao em chọn đó là phân số tối giản? 4.Củng cố: - Nêu cách rút gọn và cho ví dụ? 5. Dặn dò: -Về nhà học thuộc ghi nhớ cách thực hiện rút gọn phân số, làm các bài tập chưa hoàn thành và chuẩn bị bài sau: luyện tập - Nhận xét tiết học. |
- HS lắng nghe và thực hiện.
- 2 HS nêu - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét - Cả lớp làm bảng con. - Giơ bảng
- HS lắng nghe. - 1 HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc. - HS thảo luận và tìm cách giải quyết vần đề. - Ta có = . - Tử số và mẫu số cùa phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số . - HS nghe giảng và nêu
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc ví dụ - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm vào phiếu khổ to. - Dán phiếu lên bảng - Nhận xét. - Ta được phân số. - Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hết cho 2 nên ta thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2.
- Không thể rút gọn phân số được nữa vì 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1. - HS nhắc lại.
- 1 HS đọc ví dụ.
+ HS có thể tìm được các số 2, 9, 18.
- Cả lớp làm bài, 1 HS làm bài vào phiếu. - Dán phiếu trình bày, bạn nhận xét.
- Phân số - Phân số đã là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1. - HS nêu trước lớp.
- 1 HS đọc. - HS cả lớp làm bài vào vở, 6 HS làm bài trên phiếu. - Dán phiếu, nhận xét bài làm.
- 1 HS đọc. - Cả lớp làm bài, 2 HS làm bài vào phiếu. - Dán phiếu, bạn nhận xét bài.
- HS lần lượt nêu.
- 2 HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện.. |