Giáo án Tin học 8 bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (Tiếp theo)

Admin
Admin 02 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8 bài 3

Giáo án Tin học 8 bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (Tiếp theo) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn.

Tuần: 3

Tiết: 6

BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết khái niệm kiểu dữ liệu.
  • Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số.

2. Kĩ năng: Thực hiện được các phép toán trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

3. Thái độ: Học tập tích cực, tự giác nghiên cứu, có ý thức và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Dãy số 1020 có thể thuộc kiểu dữ liệu nào?

Câu 2: Phân biệt ý nghĩa của hai câu lệnh pascal sau đây:

Writeln(‘5+20=’,’5+20’);

Writeln(‘5+20=’,5+20);

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu các phép so sánh trong Pascal.

+ GV: Đưa ra ví dụ về các phép toán cộng, trừ; phép toán so sánh cho HS thực hiện.

+ GV: Yêu cầu HS cho biết ngoài phép toán số học, ta thường dùng phép gì với các con số.

+ GV: Yêu cầu HS nêu những phép toán so sánh các em đã được học.

+ GV: Đưa ra màn hình bảng kí hiệu các phép toán so sánh trong toán học.

+ GV: Các phép toán so sánh được dùng trong trường hợp nào?

+ GV: Kết quả của các phép so sánh là gì?

+ GV: Gọi một số HS trả lời.

+ GV: Nhận xét câu trả lời.

+ GV: Đưa ra ví dụ về phép so sánh:

a) 5 ´ 2 ? 9

b) 15 + 7 ? 20 - 3

c) 5 + 5 ? 10

+ GV: Nhận xét kết quả thực hiện.

+ GV: Theo em cách viết các phép so sánh viết trong ngôn ngữ Pascal có giống trong toán học không?

+ GV: Đưa lên màn hình bảng các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal và trong toán học để HS so sánh.

+ GV: Cho HS làm một số ví dụ minh họa.

+ GV: Gọi một 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Thực hiện các phép toán:

15 + 8 = ?; 105 - 25 = ?;

38-16 < 15 + 8; 105 – 25 = 75 + 5

+ HS: Ngoài các phép toán số học, ta còn thường so sánh các số.

+ HS: Phép so sánh: bằng, nhỏ hơn, lớn hơn, khác, nhỏ hơn hoặc bằng, lớn hơn hoặc bằng.

+ HS: Quan sát, chú ý nhận biết các kí hiệu các phép toán trong Pascal.

+ HS: Nghiên cứu SGK trả lời để so sánh các số, các biểu thức với nhau trong toán học.

+ HS: Kết quả của các phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai.

+ HS: Tìm hiểu thêm SGK trả lời.

+ HS: Chú ý lắng nghe hiểu bài.

+ HS: Viết bảng phụ kết quả so sánh của a, b, c.

a) 5 ´ 2 = 9

b) 15 + 7 > 20 - 3

c) 5 + 5 ≤ 10

+ HS: Trả lời theo ý hiểu. Có một số phép giống và một số phép không giống.

+ HS: Chỉ ra các phép so sánh giống và khác nhau trong ngôn ngữ Pascal và trong toán học.

+ Thực hiện so sánh:

a) 5 ´ 2 = 9

b) 15 + 2 >= 20 - 3

c) 5 + 5 < =10

+ HS: Thực hiện ghi bài.

3. Các phép so sánh

KH trong pascal

Phép so sánh

=

bằng

<>

khác

<

nhỏ hơn

<=

nhỏ hơn hoặc bằng

>

lớn hơn

>=

lớn hơn hoặc bằng

* Chú ý: Kết quả của phép so sánh chỉ có thể đúng hoặc sai.

Ví dụ:

a. 22>19 cho kết quả đúng.

b. 5+x<=10: đúng hoặc sai phụ thuộc vào giá trị của x.

Hoạt động 2: (14’) Giao tiếp người – máy tính.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về giao tiếp người – máy tính.

+ GV: Đưa ví dụ về bảng thông báo kết quả.

+ GV: Đưa ra ví dụ về nhập dữ liệu.

+ GV: Em có nhận xét gì về ví dụ trên?

+ GV: Nhận xét và giải thích.

+ GV: Nêu hai tình huống tạm ngừng tại màn hình kết quả thông qua các lệnh và hộp thoại.

+ GV: Giải thích từng tình huống để các em hiểu bài.

+ GV: Đưa lên màn hình hộp thoại nhập dữ liệu.

+ GV: Em phải làm gì khi xuất hiện các câu gợi ý trên?

+ GV: Nhận xét và giải thích.

+ GV: Cho HS ghi bài vào vở.

+ HS: Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều thường được gọi là giao tiếp giữa người và máy tính.

+ HS: Thông báo kết quả là yêu cầu đầu tiên đối với chương trình.

+ HS: Tập trung quan sát, chú ý.

+ HS: Chương trình tạm ngừng để chờ người dùng “nhập dữ liệu” từ bàn phím hay bằng chuột.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

+ HS: Tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định và tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

+ HS: Tập trung quan sát, chú ý.

+ HS: Nếu nháy chuột vào nút “Đồng ý”, chương trình sẽ kết thúc còn nháy nút Hủy lệnh, chương trình vẫn tiếp tục như bình thường.

+ HS: Chú ý lắng nghe.

+ HS: Thực hiện ghi bài.

4. Giao tiếp giữa người và máy.

Một số trường hợp tương tác giữa người và máy:

- Các lệnh tạm ngừng chương trình:

+ delay(x): tạm ngừng chương trình trong vòng x/1000 giây.

+ read hoặc readln tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím enter.

+ writeln(<giá trị thực> :n:m): dùng để điều khiển cách in số thực trên màn hình, n qui định độ rộng in số, m là chữ số thập phân.

4. Củng cố: (4’)

  • Thực hiện củng cố các phép so sánh trong Pascal.

5. Dặn dò: (1’)

  • Về nhà học bài làm các bài tập trong sách giáo khoa chuẩn bị cho tiết bài tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.................................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm