Giáo án Số học 6 bài 18: Ôn tập học kì 1

Admin
Admin 14 Tháng tư, 2018

Giáo án môn Toán lớp 6

Giáo án Số học 6 bài 18: Ôn tập học kì 1 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Số học 6 chương 2 bài 16: Luyện tập

Giáo án Số học 6 bài 17: Ôn tập học kì 1

Giáo án Số học 6 bài 19: Ôn tập học kì 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, qui tắc cộng trừ số nguyên, qui tắc dấu ngoặc. Ôn tập các tính chất phép cộng trong Z.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị biểu thức, tìm x.

3. Thái độ: Rèn luyện tính chính xác cho HS.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (Xen vào bài mới)

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Ôn tập các quy tắc cộng trừ các số nguyên.

Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a.

GV: Gía trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?

HS: Nêu như (SGK)

GV: Vẽ trụ số minh hoạ

GV:Nêu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm?ChoVD?

HS: Nêu quy tắc như (SGK)

HS: Cho ví dụ,

Phép cộng trong Z

* Cộng hai số nguyên cùng dấu.

GV: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu ?

HS: Nêu quy tắc và thực hiện phép tính gv cho trên bảng

* Cộng hai số nguyên khác dấu.

GV: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu?

HS: Nêu quy tắc và thực hiện phép tính gv cho trên bảng.

Phép trừ trong Z

GV: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào? Nêu công thức

HS: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

HS: Nêu công thức, gv: Ghi bảng

Hoạt động 2: Ôn tập tính chất phép cộng trong Z

GV: Phép cộng trong Z có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.

HS: Nêu nêu các tính chất bằng lời

HS: Lên bảng trình bày lại các tính chất đó bằng công thức tổng quát.

GV: So với phép cộng trong N thì phép cộng trong Z có thêm tính chất gì?

HS: Có thêm tính chất cộng với số đối.

GV: Các tính chất của phép cộng có ứng dụng thực tế gì?

HS: Áp dụng các tính chất phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức, để cộng nhiều số.

Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Cho đề bài trên bảng và yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trường hợp có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.

GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bayg bài giải.

GV: Cho đề bài trên bảng và yêu cầu HS hoạt động nhóm.

HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu

GV: Quan sát, theo dõi hướng dẫn.

HS: Đại diện lên bảng trình bày

I. Ôn tập các quy tắc cộng trừ các số nguyên.

1. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a.

* Định nghĩa: (SGK)

* Quy tắc:

Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên dương là chính nó, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên âm là số đối của nó.

Ví dụ:

2. Phép cộng trong Z

* Cộng hai số nguyên cùng dấu: (SGK)

VD: (-15)+(-20)=(-35)

(+19)+(31)=(+50)

* Cộng hai số nguyên khác dấu: (SGK)

VD: (-30)+(+10)=(-20)

(-15)+(+40)=(+25)

(-12)+=(-12)+50=38

(-24)+(+24)=0

3. Phép trừ trong Z

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

a-b = a+(-b)

II. Ôn tập tính chất phép cộng trong Z

* Tính chất giao hoán:

a + b = b + a

* Tính chất kết hợp:

a + (b + c) = (a + b) + c

* Cộng với số 0:

a + 0 = 0 + a = a

* Cộng với số đối:

a + (-a) = (-a) + a = 0

III. Luyện tập

Bài 1: Thực hiện phép tính

a. (52+12)-9.3=10

b. 80-(4.52-3.23)=4

c.

Bài 2: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn: -4 < x < 5

Giải:

x=-3;-2;…………;3;4


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!