Giáo án Số học 6 bài 17: Ôn tập học kì 1

Admin
Admin 14 Tháng tư, 2018

Giáo án môn Toán lớp 6

Giáo án Số học 6 bài 17: Ôn tập học kì 1 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Số học 6 bài 15: Quy tắc chuyển vế

Giáo án Số học 6 chương 2 bài 16: Luyện tập

Giáo án Số học 6 bài 18: Ôn tập học kì 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Ôn tập các kiến thức căn bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N, N*, Z, số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, liền sau . Biểu diễn một số trên trục số. Ôn tập về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố, hợp số, các ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng so sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số, tìm các số trong một tổng chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9, tìm ƯCLN, BCNN của 2 hay nhiều số.

3. Thái độ: Rèn luyện khả năng hệ thống hóa và vận dụng vào bài toán thực tế cho HS.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng các số nguyên?

Làm bài tập 36 a) 126 +(-20) +2004 +(-106)

= [126 + (-20) +(-106)] +2004

= 0 +2004 = 2004.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:Ôn tập chung về tập hợp

Cách viết tập hợp, kí hiệu

GV: Để viết một tập hợp người ta có những cách nào?

HS: Thường có hai cách

+ Liệt kê các phần tử

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

GV: Yêu cầu HS cho ví dụ

HS: Cho ví dụ, GV: Viết dưới dạng tập hợp

GV: Chú ý mỗi phần tử của tập hợp được liệt kê một lần, thứ tự tuỳ ý.

Số phần tử của một tập hợp

GV: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử. Cho ví dụ?

HS: Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.

GV: Ghi các ví dụ HS cho lên bảng

Tập hợp con của một tập hợp

GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B. Cho ví dụ?

HS: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B

GV: Ghi ví dụ HS cho trên bảng

GV:Thế nào là hai tập hợp bằng nhau?

HS: Nêu, gv tổng kết trên bảng

Giao của hai tập hợp

GV: Giao của hai tập hợp là gì? Cho ví dụ?

HS: Nêu, gv: tổng kết

Hoạt động 2: Tập N, tập Z

Khái niệm về tập hợp N, tập Z

GV: Thế nào là tập N, tập N*, tập Z? Biểu diễn các tập hợp đó

HS: Trả lời,

gv: tổng kết

GV: Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào?

HS: Trả lời, gv: ghi bảng

GV: Vẽ sơ đồ lên bảng

Thứ tự trong N, trong Z

GV: Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên. Hãy nêu thứ tự trong Z. Cho ví dụ?

HS: Nêu như SGK

HS: Cho VD, gv: Tổng kết trên bảng

GV: Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a < b thì vị trí điểm a so với b như thế nào?

HS: Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b.

GV: Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn các số 3;0;-3;-2;1 trên trục số

HS: Biểu diễn, gv: Nhận xét

GV: Tìm số liền trước và số liền sau của số 0, số (-2)

GV: Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên?

HS: Nêu quy tắc như SGK

GV: Tổng kết.

I. Ôn tập chung về tập hợp

1. Cách viết tập hợp, kí hiệu

Thường có hai cách viết một tập hợp

+ Liệt kê các phần tử

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

VD: Gọi A là tập hợp các số TN nhỏ hơn 4

2. Số phần tử của một tập hợp.

Ví dụ:

. Ví dụ tập các số tự nhiên x sao cho

x + 5 = 3

3. Tập hợp con

VD:

Thì

* Nếu và thì A=B

4. Giao của hai tập hợp

II. Tập N, tập Z

1. Khái niệm về tập hợp N, tập Z

- Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên

- N* là tập các số tự nhiên khác 0

N*

- Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.

* N*là một tập con của N, N là một tập con của Z. N*

2. Thứ tự trong N, trong Z

(SGK)

VD: -5 < 2; 0 < 7

* Số liền trước và số liền sau

Ví dụ:

Tìm số liền trước và số liền sau của số 0; (-2)

Số 0 có số liền trước là -1 và số liền sau là 1

Số (-2) có số liền trước là (-3) và số liền sau là (-1)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!