Giáo án Sinh học 10 bài 29
Giáo án Sinh học lớp 10
Giáo án Sinh học 10 bài 29: Cấu trúc các loại virut được tổng hợp từ các trường có tiếng trong cả nước sẽ giúp quý thầy cô hướng dẫn học sinh hiểu được các hình thái cấu tạo chung của các loại virut, từ đó nhận biết được virut là một thực thể chưa có cấu tạo tế bào, chúng sống ký sinh trên tế bào chủ sinh vật và gây ra bệnh tật nguy hiểm.
BÀI 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virut.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được cấu trúc và hình thái của các loại virut.
3. Giáo dục: cho học sinh được tác hại của một số virut, giải thích được các hiện tượng trong đời sống.
II. Chuẩn bị:
Các hình vẽ trong sách giáo khoa
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm
IV. Trọng tâm bài giảng:
Đặc điểm hình thái, cấu tạo chung của virut.
V. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những chất hoá học nào là chất dinh dưỡng và chất ức chế?
- Các yếu tố vật lí ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của VSV?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1 Virut là gì? Hình thức sống của virut như thế nào? HS: kí sinh,... GV: Hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa và cho biết virut có cấu tạo như thế nào? GV: Vỏ ngoài thực chất là màng sinh chất của chất chủ nhưng bị virut cải tạo và mang kháng nguyên đặc trưng cho virut. |
1. Khái niệm:
Bao bọc axit nuclêic để bảo vệ, cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme. * Lưu ý: Một số virut có thêm vỏ ngoài.
|