Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 6 - Bài 4: Nơi ở của người Hà Nội
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 6 - Bài 4
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 6 - Bài 4: Nơi ở của người Hà Nội là mẫu giáo án điện tử lớp 6 hay được lựa chọn và tổng hợp theo bài, theo chương trình sẽ giúp quý thầy cô dễ dàng trong việc tìm kiếm và lựa chọn nội dung bài học, nâng cao kỹ năng soạn bài và nghiệp vụ sư phạm của mình.
Bài 4 - NƠI Ở CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp HS:
- Hiểu được sự cần thiết của nhà ở đối với con người.
- Biết cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh.
- Có ý thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà thân yêu của gia đình, bản thân.
II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1. Về phương pháp:
- Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…….
2. Tài liệu và phương tiện:
- GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Máy chiếu, tư liệu, bài viết tham khảo, tranh ảnh, băng hình về nơi ở của người Hà Nội.
- HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về hình dáng của các ngôi nhà, khu phố…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học. Lớp phó Văn nghệ cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu một vài cách ăn mặc thể hiện được nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, của mỗi học sinh?
3. Bài mới:
GV: Giới thiệu bài: - Chiếu một số hình ảnh thể hiện cuộc sống sinh hoạt của con người gắn liền với nơi ở, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, của mỗi con người.
Họat động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự cần thiết của nhà ở đối với con người: GV: Giúp HS hiểu nhà ở không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là nơi gắn bó mật thiết với bao kỉ niệm cùng người thân, gia đình (nhà ở là không gian văn hóa vậ chất, tinh thần đối với mỗi con người). - GV: Chiếu một vài hình ảnh yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét. - GV: Chiếu hoặc dán một vài hình ảnh yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh: ? Em hãy nêu kết cấu chung của một ngôi nhà ở (đô thị, hoặc nông thôn): phòng khách, phòng riêng, phòng thờ, phòng bếp, …. - HS thảo luận nhóm và rút ra kết luận. GV: Hướng dẫn HS cách sắp xếp, giữ gìn nhà ở. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp phòng ở và góc học tập của cá nhân. GV: Giải thích cho học sinh hiểu đối với mỗi Hs cần phải có yêu cầu cụ thể về cách bài trí, cách phối màu sao cho phù hợp với khong gian chung của ngôi nhà cũng như nếp sinh hoạt chung gia đình. |
I. Sự cần thiết của nơi ở đối với con người: 1. Nhà ở nông thôn: - Nhà ở nông thôn thường xây cất theo lối truyền thống, có chung một kiểu khá phổ biến là nhà ba gian, hoặc rộng hơn là 4 gian, 5 gian. Những căn nhà này được bố trí theo hàng ngang, có mặt tiền rộng. Thường người ta chọn nhà hướng nam. Trước nhà có sân, vườn. - Chính giữa nhà được bố trí làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Ngay bức tường đối diện với cửa lớn là bàn thờ tổ tiên. Trước ban thờ, thường đặt một bộ bàn ghế để tiếp khách. Hai gian bên kê giường, tủ quần áo và những vận dụng cần thiết …, khu bếp và khu vệ sinh cũng nằm trong khuôn viên nhưng biệt lập hẳn với căn nhà. 2. Nhà ở đô thị: - Nhà ở đô thị không có một kết cấu chung mà khá phong phú về kiểu dáng. Thường nhiều tầng. Kề nhau san sát. Mặt tiền hướng ra đường phố. Bên cạnh đó có những khu chung cư, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho số đông dân, đồng thời cũng là giải pháp cho không gian chật hẹp ở đô thị. - Nhà ở đo thị thường được chia thành nhiều phòng ứng với những chức năng riêng như phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh và các phòng nhủ. Đối với những ngôi nhà chaath hẹp, người ta có thể kết hợp phòng khách với phòng ăn hoặc phòng ngủ tiết kiệm diện tích. II. Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh. 1. Nhà ở: - Nhà ở đô thị: Thường có các phòng chức n¨ng nh: phòng khách, phòng riêng, buồng thờ, phòng bếp, phòng riêng,.. - Nhà ở nông thôn: gian chính giữa làm nơi thờ và tiếp khách, hai bên làm buồng ngủ và chứa đồ, khu bếp, khu vệ sinh, sân, vườn…. - Phòng khách (nơi tiếp khách): cần phải giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, đồ đạc phải được kê dọn gọn gàng, bài trí lịch sự… - Buồng thờ (ban thờ, nơi thờ còng phải được - Lau dọn sạch sẽ, gọn gàng, thể hiện được sự tôn kính của gia chủ. - Bếp ăn phải đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn cháy nổ, đồng thời tạo được không khí ấm cùng trong sinh hoạt gia đình. 2. Phòng ở - Góc học tập: a. Phòng ở: là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi và thường cảm nhận thấy độc lập, thoải mái hơn. Phòng cần được sắp xếp hợp lí, gọn gàng, sạch sẽ vừa mang những nét riêng của chủ nhân, vừa hài hòa với không gian chung của gia đình và cũng là nơi thể hiện rõ tính cách của mỗi con người. b. Góc học tập: Nhìn vào góc học tập, người ta có thể đánh giá được ý thức học tập của học sinh đó. Góc học tập có gọn gàng, ngăn nắp thì mới tạo được tâm thế học tập tốt, giúp học sinh đạt được kết quả tốt hơn trong học tập. Trái lại. Nếu góc học tập vừa bừa bộn, muốn tìm một quyển sách, một quyển vở hay một cải bút cũng khố thì không đem lại một kết quả cao trong học tập. Chính vì vậy, góc học tập phải được sắp xếp gọn gàng, bàn ghế để ngồi học lúc nào cũng phải được kê ngay ngắn, giá sách phải được xếp ngăn nắp, từng loại sách phải được xếp riêng và gáy sách phải quay ra ngoài cho dễ tìm, vở phải được bọc lại và dán nhãn cẩn thận…Ở góc học tập cần phải có thời gian biểu và thời khóa biểu., ngoài các dung cụ học tập ta có thể trang trí một cách đơn giản bằng các vận dụng tự làm để góc học tập được sinh động hơn, có hồn và cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn mỗi khi ngồi vào bàn học. |
4. Tổng kết, củng cố:
- Nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi ở, nó còn là chốn đi về, nơi giao lưu, tiếp xúc giữa những thành viên trong gia đình, đồng thời cũng là nơi để mở rộng quan hệ với họ hàng, xóm phố. Vì vậy, nhà ở chính là một không gian văn hóa vật chất, tinh thần quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức làm cho nhà ở của mình trở thành địa chỉ thanh lịch, văn minh.
- Đọc tài liệu tham khảo; “Sạch nhà mà …bẩn ngõ”.
5. Dặn dò về nhà:
- Học thuộc bài, và biết cách áp dụng bài học vào cách sắp xếp bài trí nhà ở của mình một cách phù hợp với hoàn cảnh thực tế nhưng trở nên thanh lịch, văn minh hơn.