Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 23
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 23: Thường thức mỹ thuật - Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học:
- HS được củng cố thêm về kiến thức lịch sử,thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc
- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quí các tác phẩm hội hoạ phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến 1954
- Những tác phẩm được giới thiệu trong sgk
2. Học sinh: Hs đọc và sưu tầm tranh, ảnh, có liên quan tới bài học.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp làm việc theo nhóm.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(3')
Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1')
Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 là giai đoạn mở đầu cho nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát vài nét về bối cảnh xh Việt Nam giai đoạn này: - GV yêu cầu HS đọc sgk, nghiên cứu và thảo luận nội dung. ? Cuối thế kỉ XIX xảy ra sự kiện gì ở nước ta?
?Tình hình kinh tế, chính trị xã hội như thế nào ? ? năm 1930, sự kiện gì làm thay đổi phong trào cách mạng nước ta? ?Cuộc chiến đấu của ND ta chống giặc ngoại xâm diễn ra mạnh mẽ vào năm nào?
? Năm 1925 trường CĐ MTĐD ra đời nhằm mục đích gì?
? Khi TD Pháp quay trở lại xâm lược nước ta các hoạ sĩ đã làm gì ? | I. Tìm hiểu khái quát hoàn cảnh XH Việt Nam từ cuối TK Xĩ đến 1954:
- Năm 1958 TDP nổ súng xâm lược nước ta tại cảng Đà Nẵng, triều đình quỳ gối 2 tay dâng nước ta cho giặc. - Đời sống nhân dân lầm than cực khổ dưới hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến. - Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời dẫn dắt nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống giặc cứu nước. - Năm 1945: Cách mạng tháng Tám thành công đưa nước ta từ thân phận nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước độc lập dân chủ. - Nhằm đào tạo các hoạ sĩ tay sai cho thực dân Pháp. - Các hoạ sĩ đứng lên cùng nhân dân đấu tranh chống pháp bằng những tác phẩm bất hủ của mình. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật. - Các hoạ sĩ tích cực tham gia kháng chiến chống kẻ thù, họ đã có mặt trên khắp các chiến luỹ HN, lên chiến khu, ra mặt trận, họ đã đi khắp các nẻo đường chiến dịch để vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù. - 1954, chiến dịch ĐBP thắng lợi, miền B giải phóng các hoạ sĩ lại trở về thủ đô, với các tư liệu trong k/c họ đã tạo nên những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của dân tộc. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật: - GV nhấn mạnh các nội dung sau: ? Mĩ thuật VN thời kì này chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào? ?Đặc điểm của giai đoạn này là gì ?
?Kể tên những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn đó?
? Sự kiện nổi bật của giai đoạn này là gì ?
? Nội dung của những tác phẩm trong giai đoạn 1?
? Đặc điểm của giai đoạn 2 là gì?
? Kể tên những tác phẩm nổi tiếng của giai đoạn 2?
? Nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn 3?
? Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các hoạ sĩ đã làm gì? ? Kể tên những tác phẩm xuất sắc nhất của giai đoạn này? |
II. Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật giai đoạn này:
1.Giai đoạn 1: - Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930 - Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật trung Hoa và Pháp - Tác phẩm : Bình Văn, Chân dung cụ Tú Mền (Lê Văn Miến)
- Trường CĐMTĐD ra đời đào tạo các hoạ sĩ trẻ như : Tô ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Khang, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn. - Chất liệu Sơn dầu * Phản ánh khá phong phú cuộc sống sinh động hấp dẫn và đầy khó khăn của nhân dân ta trong phong trào đấu tranh chống giặc. 2. Giai đoạn 2: Từ năm 1930 đến năm 1945 - Phong cách đa dạng, hiện thực pha lãng mạn. - Chất liệu sơn dầu, sơn mài - Tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, (Tô NGọc Vân); Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao(Nguyễn Phan Chánh); Em Thuý (Trần Văn Cẩn) 3. Giai đoạn 3: Từ năm 1945 đến năm 1954 - MT phát triển mạnh mẽ,đặc biệt là thể loại cổ động và kí hoạ -Tháng 10 năm 1945 Tô Ngọc Vân làm Hiệu Trưởng trường CĐMTĐD mở những cuộc triển lãm mĩ thuật lớn về nội dung và thể loại. - Các hoạ sĩ tham gia chiến đấu với những tác phẩm tiêu biểu: Dân quân phù lưu(Nguyễn Tư Nghiêm); Du Kích Tập Bắn, Cuộc họp (Nguyễn Đỗ Cung); Bát Nước(Sỹ Ngọc); Bác hồ ở Bắc Bộ Phủ (TôNgọc Vân); Trận Tầm Vu đặc biệt kí hoạ phát triển mạnh. |