Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 19

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 19: Vẽ theo mẫu - Ký họa được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

  • HS biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ.
  • Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc).
  • Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

  • Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa..
  • Hình minh hoạ cách kí hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ.

3. Phương pháp dạy học:

  • Phương pháp trực quan.
  • Phương pháp vấn đáp.
  • Phương pháp gợi mở.
  • Phương pháp luyện tập.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:(3')

Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: (1')

Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các hoạ sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí hoạ là gì, cách kí hoạ như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ học cách kí hoạ qua bài 18.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: (7')

Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí hoạ:

- GV giới thiệu một số kí hoạ đã chuẩn bị sẵn và quan sát tranh kí hoạ ở các trang 119, 120, 121 trong SGK.

? Thế nào là kí hoạ?

? Mục đích của kí hoạ là gì?

? Kí hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau?

? Có thể dùng những chất liệu gì để kí hoạ?

? Vì sao người ta thường sử dụng các chất liệu đó để kí hoạ?

- GV đưa ra các bài kí hoạ bằng các chất liệu khác nhau cho HS quan sát.

*Gv kết luận: Kí hoạ là một dạng mới với nhiều chất liệu khác nhau làm tư liệu cho các tác phẩm.

- GV giới thiệu: đối với kí hoạ có thể dùng bất cứ chất liệu nào để kí hoạ: chì, mực, than, phấn, màu nước, bột màu...

I. Khái niệm kí hoạ, đặc điểm của kí hoạ:

- Quan sát tranh và hình minh hoạ.

- Kí hoạ là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn.

- Kí hoạ nhằm lưu giữ những hình ảnh sự vật đôi khi không lặp lại (dáng con vật đang gãi, ngáp, dáng nằm lạ mắt, dáng người ở tư thế lạ mắt...)

- Kí hoạ nhằm mục đích lưu giữ hình ảnh phục vụ cho việc vẽ tranh đề tài, sắp xếp bố cục.

+ Giống nhau: Đều phải quan sát mẫu

- Phải luôn luôn so sánh ước lượng tỉ lệ vẽ từ bao quát đến chi tiết.

+ Khác nhau:

Vẽ theo mẫu cần thời gian lâu hơn để nghiên cứu kĩ hơn. Vẽ theo mẫu phải nhìn kĩ mẫu để vẽ, vẽ xong phải so sánh với mẫu, chỉnh hình nhiều lần cho giống với mẫu.

Kí hoạ vẽ hình ảnh trong khoảng thời gian ngắn nên hình chỉ là khái quát, người vẽ phải lưu giữ hình ảnh sau đó vẽ lại theo trí nhớ nếu mẫu không còn ở vị trí, tư thế đó nữa. Kí hoạ nhằm bổ sung, bổ trợ cho bài vẽ theo mẫu. Vẽ nhanh, lược bỏ những chi tiết đơn giản.

- Bút chì, bút dạ, bút sắt, than, phấn...

- Mực nho, màu nước, màu bột...

*Các chất liệu dùng để kí hoạ rất thông dụng, dễ sử dụng, vận chuyển và dễ bảo quản.

Hoạt động 2: (5')

Hướng dẫn cách kí hoạ:

- GV cho HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ kí hoạ.

? Vẽ kí hoạ như thế nào?

- B1: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu

- B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận

- B3: Vẽ nét bao quát, nét chính

- B4: Vẽ nét chi tiết, quan sát mẫu và điều chỉnh hình cho giống

II. Cách kí hoạ:

+ Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ. Đó là những hình dáng thể hiện rõ sự vât, sự việc hay 1 hành động nào đó. Phải chọn tư thế đẹp nhất để dễ kí hoạ.

+ So sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất để khi vẽ có thể vẽ dễ dàng hơn.

+ Vẽ nét bao quát, nét chính của đối tượng đó. Những nét này phải thể hiện được một cách khái quát về hình dáng, hành động của đối tượng.

+ Vẽ chi tiết hình dáng và tư thế của mẫu. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho sinh động.

Có thể điểm màu nếu muốn.

Hoạt động 3: (24')

Hướng dẫn thực hành:

-GV cho HS quan sát một số kí hoạ người, cảnh vật, để HS hình thành ý tưởng kí hoạ.

- Có thể cho HS kí hoạ đồ vật, cảnh trong lớp, ngoài cửa sổ hoặc xem tranh ảnh chụp rồi kí hoạ lại.

- Bước đầu tập kí nên vẽ từ đơn giản cho quen tay, sau kí cảnh và dáng động phức tạp. Không nên quá tham hình ảnh để mất nhiều thời gian, cần phải vẽ từ bao quát rồi mới chi tiết.

III. Thực hành:

- Kí hoạ một số đồ vật, hình ảnh đã chuẩn bị: Cành hoa, lá, cây trên sân trường, các bạn trong lớp, ngoài sân...


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!