Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 10
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 10: Vẽ trang trí - Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của một số đồ vật có dạng hình chữ nhật và phương pháp trang trí những đồ vật này.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc chọn họa tiết, sắp xếp bố cục chặt chẽ, sử dụng màu sắc hài hòa và phù hợp với đồ vật cần trang trí.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích việc trang trí cho các đồ vật, phát huy khả năng sáng tạo và tình yêu thiên nhiên..
II. Chuần bị:
1. Đồ dùng dạy học:
a.Giáo viên: Một số đồ vật hình chữ nhật, bài vẽ của HS năm trước.
b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm đồ vật. Chì, tẩy, màu, giấy A4.
2. Phương pháp dạy học:
- Trực quan
- Vấn đáp
- Luyện tập
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nêu đặc điểm của các tác phẩm MT thời Trầne6
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp nhiều đồ vật hình chữ nhật được trang trí đẹp mắt. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và cách trang trí các đồ vật này, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS kể tên các đồ vật hình chữ nhật mà mình biết. - HS kể tên một số đồ vật mình biết. - GV cho HS xem một số đồ vật có dạng hình chữ nhật và yêu cầu các em nêu sự giống và khác nhau giữa bài tập trang trí hình chữ nhật cơ bản và trang trí các đồ vật ứng dụng. - HS quan sát và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa bài tập trang trí hình chữ nhật cơ bản và trang trí các đồ vật ứng dụng - Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét cụ thể về họa tiết, bố cục và màu sắc ở một số đồ vật khác nhau. - HS quan sát và nêu nhận xét cụ thể về họa tiết, bố cục và màu sắc ở một số đồ vật khác nhau. - GV tổng kết ý kiến và nhấn mạnh về tính phù hợp của nội dung và hình thức trang trí đối với đặc trưng của đồ vật. - Quan sát GV hướng dẫn bài. |
I. Quan sát – nhận xét. - Có nhiều đồ vật dạng hình chữ nhật được trang trí đẹp mắt như: Cái khay, tấm thảm, khăn trải bàn, hộp bánh, chạm khắc bàn, ghế, tủ… - Họa tiết thường là hoa, lá, chim, thú, phong cảnh… được sắp xếp cân đối hoặc tự do. Mỗi đồ vật đều có cách bố cục, hoạ tiết và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của đồ vật đó. |
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách trang trí. + Hướng dẫn HS chọn đồ vật trang trí. - GV giới thiệu một số đồ vật và gợi ý để HS nêu đồ vật mình đã chọn. Từ đó giáo viên hướng dẫn HS định ra tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài của hình trang trí sao cho phù hợp với khổ giấy. - HS nêu đồ vật mình đã chọn. - GV vẽ minh họa cách bố cục bài vẽ phù hợp với kích thước giấy vẽ. - Quan sát GV vẽ minh họa. + Hướng dẫn HS chọn họa tiết trang trí. - GV phân tích trên đồ vật về đặc điểm của họa tiết phù hợp với đặc trưng của đồ vật đó. - Quan sát GV phân tích bài. - GV gợi ý để HS nêu họa tiết mình chọn. - HS nêu họa tiết mình chọn. + Hướng dẫn HS lựa chọn bố cục. - GV giới thiệu 2 dạng bố cục thường gặp: Bố cục đăng đối và bố cục tự do. + Bố cục đăng đối. - GV phân tích trên đồ vật để HS hình dung ra việc sắp xếp các mảng hình, họa tiết đối xứng, xen kẽ, nhắc lại trên các đường trục. Nhắc nhở HS chú ý đến độ to nhỏ của mảng hình và giữa các họa tiết. GV vẽ minh họa. - Quan sát GV vẽ minh họa. + Bố cục tự do. - GV phân tích trên đồ vật để HS hình dung ra việc sắp xếp các mảng hình, họa tiết to nhỏ khác nhau nhưng vẩn đảm bảo nổi bật trọng tâm, có sự cân đối và hài hòa. Nhắc nhở HS chú ý đến độ to nhỏ của mảng hình và khoảng cách giữa các họa tiết và mảng hình. GV vẽ minh họa. - Quan sát GV vẽ minh họa. + Hướng dẫn HS vẽ màu. - GV phân tích đặc điểm màu sắc ở một số đồ vật khác nhau để HS biết cách chọn màu sắc cho phù hợp với đặc trưng của đồ vật cần trang trí. - Quan sát GV hướng dẫn bài. |
II. Cách trang trí. 1. Chọn đồ vật trang trí. 2. Chọn họa tiết trang trí. 3. Chọn bố cục. a. Bố cục đăng đối. - Họa tiết được sắp xếp xen kẽ, nhắc lại, đối xứng. b. Bố cục tự do. - Họa tiết được sắp xếp tự do nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối và hài hòa. 4. Vẽ màu. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. - GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách sắp xếp họa tiết cho bài vẽ của học sinh. - Học sinh làm bài tập. |
III. Bài tập. - Trang trí đồ vật dạng hình chữ nhật theo ý thích. |